Làm Giàu Nhờ Sen

Xã Tân Hội Trung, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp là vùng đất bị nhiễm phèn nặng. Ngoài cây sen, khó có loài cây khác cho hiệu quả trên vùng đất này. Vì thế, cây sen được xem như cứu cánh giúp thay đổi cuộc sống của người dân. Do nặng lòng với sen, nhiều bà con có kinh nghiệm trồng sen với suy nghĩ linh hoạt đã có hướng chuyển đổi phù hợp, trở nên khá giả từ cây sen…
Nói đến những hộ làm giàu từ cây sen ở xã Tân Hội Trung phải kể đến gia đình anh Nguyễn Văn Cò và chị Trương Thị Bích ở ấp 1. Anh Cò cho biết: Gia đình anh có 5.000m2 đất trồng lúa nhưng cho thu nhập thấp. Năm 2005, anh chuyển sang trồng sen, ngay vụ đầu tiền (trồng nghịch vụ) anh chị đã thu được 80 triệu đồng từ 1ha sen, giá 1.800 đồng/gương. Thắng lợi tiếp vụ sen thứ 2, vợ chồng anh mua thêm 1 ha đất để trông sen. Đầu năm 2007, giá sen cao “ngất ngưởng” - 50.000đồng/kg, còn quân bình 30.000 đồng/kg. Dịp Tết vừa qua, mặc dù người dân nơi đây chuyển sang trồng sen nhiều, giá cạnh tranh nhưng do thời tiết, sen thu được ít nên anh Cò dự đoán giá sen sẽ còn cao.
Còn anh Kiều Quốc Minh, cũng có 9.000 m2 đất thấp chuyên trồng lúa nhưng lúa thường bị bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá nên anh bị thua lỗ. Anh quyết định chuyển sang trồng trồng “thử” sen. Với diện tích 1,5ha, ngay vụ đầu tiên anh đã thu lãi 23 triệu đồng. Thấy cây sen dễ trồng, dễ chăm sóc mang lại lợi nhuận gấp 2, 3 lần trồng lúa nên anh quyết định gắn bó với cây sen. Ngoài cây sen, anh còn có thêm khoảng 3 triệu đồng thu nhập từ cá ở hồ sen.
Có thu nhập khá từ sen nhưng với kinh nghiệm của bản thân và học hỏi thêm từ những hộ đi trước, anh bắt đầu trồng luân canh lúa và sen. Vụ đông xuân trồng lúa và vụ hè thu cày trục chuyển sang trồng sen. Anh tâm sự: “Sắp tới tôi sẽ đầu tư làm đê bao để sản xuất một vụ lúa, một vụ sen Nếu không chuyển đổi vụ hè thu sang trồng cây sen, cây lúa sẽ bị thất thu do bệnh vàng lùn. Trồng sen luôn bán được giá cao, có bao nhiêu cũng tiêu thụ hết, thương lái đến tận nhà thu mua…”.
Anh Mai Ngọc Ẩn, chủ cơ sở thu mua gương sen cũng có 10 ha trồng sen. Thăng trầm theo từng vụ sen, anh khẳng định trồng sen khá hơn trồng lúa rất nhiều. Sau 5 năm theo nghề sen, anh đã trả dứt nợ. Từ nghề trồng sen anh còn thêm nghề thu mua hạt sen, nhờ vậy anh gắn bó với sen hơn. Công việc ngày càng phát triển, anh sắm xe tải 1,8 tấn vừa vận chuyển sen, vừa nhận chở hành hóa cho bà con trong tỉnh. Cơ sở thu mua của anh “ăn nên làm ra” nhất địa phương bởi sen tiêu thụ nội địa hiện nay đang “ngang cơ” với sen xuất khẩu. Ngoài ra còn tạo thêm công ăn, việc làm cho lao động địa phương qua khâu lột gương sen, sen hạt…
Ở vùng đất phèn nặng Tân Hội Trung, không ai phủ nhận hiệu quả kinh tế của cây sen. Tuy nhiên, để cây sen thật sự là cây có triển vọng kinh tế, cần có sự huy hoạch cụ thể cũng như hỗ trợ thêm về kỹ thuật trồng sen kết hợp trồng lúa như một số hộ dân đã và đang làm có hiệu quả…
Có thể bạn quan tâm

Cà phê Việt Nam được thị trường thế giới biết đến với danh hiệu nước xuất khẩu cà phê Robusta lớn nhất; tuy nhiên chỉ là về lượng, còn giá trị thực tế rất thấp do giá Robusta luôn thấp hơn Arabica gần một nửa và Việt Nam lại xuất khẩu chủ yếu cà phê nhân.

Quả nhỏ chỉ bằng đầu ngon tay cái, vỏ ngoài kém bắt mắt vì có màu thâm xỉn như bị thối nhưng ăn giòn, ngọt... loại táo dại tươi được xách tay từ Hàn Quốc về Việt Nam có giá lên tới 800.000 đồng/kg song dân Sài Gòn vẫn mua về ăn.

Tại huyện Chương Mỹ (Hà Nội), nhiều lò giết mổ thủ công nhỏ lẻ không đảm bảo quy định vệ sinh an toàn thực phẩm vẫn hoạt động. Cả trăm tấn thịt lợn mỗi ngày được chọc tiết, cạo lông trên nền bệt nhếch nhác, bẩn thỉu...

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Quốc Doanh vừa chủ trì hội nghị công tác bảo vệ thực vật các tỉnh miền Trung - Tây Nguyên và chỉ đạo phòng chống bệnh hại hồ tiêu.

Gạo Việt Nam đang ở vị trí thực sự bị đe dọa, gạo giá rẻ cạnh tranh vất vả so với Ấn Độ, gạo chất lượng cao đang thua rõ ràng so với Campuchia, Thái Lan.