Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Làm giàu nhờ nuôi sò huyết

Làm giàu nhờ nuôi sò huyết
Ngày đăng: 26/11/2015

Thế là 15 ha mặt nước trên đầm Thị Tường, trước mặt nhà anh Sal giờ thành bãi sò, mỗi vụ thu về bình quân 3 tỷ đồng. Anh Sal bộc bạch:

“Nuôi sò huyết không khó, không tốn công chăm sóc, hông tốn công cho ăn. Khâu quan trọng là chọn con giống tốt.

Vất vả nhất là khâu canh giữ. Tôi phải cất chòi ngay tại đầm canh 24/24, nếu không là bị trộm hết”.

Không chỉ nuôi sò, nhận thấy tiềm năng khai thác du lịch ở đầm Thị Tường còn khá lớn, hiện chỉ có phía bên huyện Phú Tân là có nhà hàng đón khách du lịch đến đầm, anh Sal nảy ra ý tưởng làm một nhà hàng nổi trên đầm Thị Tường, khách đến đây có thể tự tay câu cá, bắt sò huyết và yêu cầu chế biến hay tự chế biến theo ý thích của mình.

Từ ý tưởng đó, năm 2014, anh Sal sử dụng 8 ao nuôi tôm công nghiệp trước đây chuyển sang nuôi cá nâu, cá ngát, cá đối, cá chẽm…

Hiện tại anh đang bắt tay vào xây dựng nhà hàng ngay tại nhà mình.

Cách bãi sò của anh Sal khoảng 500m là bãi sò của gia đình anh Dương Văn Khải.

Không thể trông chờ làm giàu từ 4 ha đất nuôi tôm quảng canh, nhìn thấy một số hộ đã thành công với việc nuôi sò huyết, anh Khải không ngần ngại mua sò giống về nuôi.

Sau khi nuôi được một thời gian, anh Khải nhận thấy nhu cầu mua sò giống của bà con ở đầm Thị Tường ngày càng nhiều mà lượng sò tại địa phương không đủ cung cấp, nhiều người phải mua sò giống từ Bạc Liêu, Tiền Giang… anh Khải nảy ra ý tưởng bán sò huyết giống.

Nghĩ là làm, anh Khải cùng 2 con trai đi khắp các cửa biển từ huyện Trần Văn Thời đến Ngọc Hiển và các tỉnh vùng trên mua sò giống về vèo bán.

Hiện nay, anh Khải là người duy nhất ở đầm Thị Tường bán sò giống cho người dân.

Qua 5 vụ bán sò giống thu về bạc tỷ đã giúp gia đình anh Khải trở thành một trong những hộ giàu có nhất vùng đầm Thị Tường này.

Từ khi nghề nuôi sò huyết phát triển ở đầm Thị Tường, đời sống bà con nơi đây khấm khá hẳn lên, do vậy chính quyền địa phương cũng tạo điều kiện cho bà con phát triển nghề này.

“Lúc đầu chỉ có vài hộ ở các tỉnh khác xuống nuôi, rồi người dân địa phương thấy hiệu quả bắt đầu làm theo, đến nay có khoảng 100 hộ nuôi.

Nghề này giúp đời sống bà con phát triển rất nhiều so với trước đây”, ông Dương Thành Long, Phó Chủ tịch HÐND xã Phong Lạc, huyện Trần Văn Thời, nhận xét.

Giữa đầm Thị Tường mênh mông sóng nước, xa xa là những căn chòi.

Mỗi căn chòi là một bãi sò.

Không có rào chắn giữa các bãi với nhau, theo dòng nước, sò có thể di chuyển từ bãi này sang bãi khác, dù vậy, người nuôi sò cũng không ai để ý đến điều đó.

Bởi bà con hiểu rằng, cái chính là phải biết phát huy lợi thế mà thiên nhiên đã ưu đãi, đoàn kết, gắn bó cùng làm giàu cho gia đình và quê hương xứ sở.


Có thể bạn quan tâm

Hồ tiêu giá cao cũng lo Hồ tiêu giá cao cũng lo

Hồ tiêu trở thành hiện tượng cá biệt so với các mặt hàng nông sản xuất khẩu khác của Việt Nam khi điệp khúc “được mùa, mất giá” không diễn ra từ năm 2007 đến nay. Giá hồ tiêu nông dân bán luôn ở mức cao và theo xu hướng năm sau cao hơn năm trước, hiện nay ở mức cao kỷ lục 200.000 đồng/kg.

13/05/2015
Sáng tạo diệt chuột vùng biên Sáng tạo diệt chuột vùng biên

“Giặc chuột” trở thành vấn nạn lớn nhất đối với nông dân canh tác lúa vùng biên giới. Ngoài lượng chuột tại chỗ, còn có “đội quân chuột” từ Campuchia di chuyển sang nên khó diệt hết bằng các phương pháp truyền thống. “Trong cái khó ló cái khôn”, nông dân vùng biên đã nghĩ ra cách thu gom chuột hiệu quả, vừa tăng thu nhập, vừa bảo vệ mùa màng.

13/05/2015
Sáng tạo diệt chuột vùng biên Sáng tạo diệt chuột vùng biên

“Giặc chuột” trở thành vấn nạn lớn nhất đối với nông dân canh tác lúa vùng biên giới. Ngoài lượng chuột tại chỗ, còn có “đội quân chuột” từ Campuchia di chuyển sang nên khó diệt hết bằng các phương pháp truyền thống. “Trong cái khó ló cái khôn”, nông dân vùng biên đã nghĩ ra cách thu gom chuột hiệu quả, vừa tăng thu nhập, vừa bảo vệ mùa màng.

13/05/2015
Đức Cơ (Gia Lai) tập trung tái canh cây cà phê Đức Cơ (Gia Lai) tập trung tái canh cây cà phê

Do đầu tư sai quy trình, sử dụng giống cà phê kém chất lượng hay già cỗi đã làm cho năng suất, sản lượng cà phê trên địa bàn huyện Đức Cơ (Gia Lai) giảm dần qua các năm. Vì vậy, tái canh cây cà phê là giải pháp được ngành Nông nghiệp huyện tập trung thực hiện.

13/05/2015
Củ cải trắng Vĩnh Châu Củ cải trắng Vĩnh Châu

Thị xã Vĩnh Châu (tỉnh Sóc Trăng) có chiều dài bờ biển trên 43km. Đây là một vùng đất pha cát, đất giồng, rất phù hợp với việc phát triển hoa màu. Ngoài đặc sản hành tím, Vĩnh Châu còn là nơi nổi tiếng về đặc sản củ cải trắng.

13/05/2015