Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Làm Giàu Nhờ Nuôi Dông

Làm Giàu Nhờ Nuôi Dông
Ngày đăng: 09/08/2013

Anh là người tiên phong, cũng là người giúp nông dân trong xã Cam Hải Đông, huyện Cam Lâm (Khánh Hòa) nhân rộng mô hình nuôi dông (kỳ nhông) trên cát. Anh là Phạm Khắc Bảo (25 tuổi, thôn Hải Triều, xã Cam Hải Đông) chủ một trại nuôi dông có giá trị lên đến cả tỷ đồng.

Quyết liều… làm ăn

Nhiều năm liền, anh Bảo làm đủ thứ nghề từ đi biển, nuôi tôm, đào bắt dông… nhưng cuộc sống cũng chẳng khá lên, lúc nào cũng thiếu trước hụt sau. Trong một lần đi đào bắt dông, anh trăn trở: “Dông tự nhiên bị khai thác đến mức cạn kiệt, tại sao mình không nuôi dông để bán ra thị trường?”.

Quyết tâm là làm, cuối năm 2004, anh gom hết vốn liếng dành dụm để đầu tư chuồng trại nuôi dông. Đó chỉ là vài cái hầm xây bằng gạch, mỗi hầm cao khoảng 2,2m nửa chìm nửa nổi trên mặt đất, phía trên ốp thêm vào mép gạch một miếng tôn lợp trơn khoảng 40cm để dông không bò ra ngoài được. Con giống thì có sẵn trong tự nhiên, chỉ việc chịu khó đi đào và thu mua của người dân là có. Theo anh Bảo, việc nuôi dông dễ làm, thu nhập tương đối khá. Dông từ 8 - 12 tháng tuổi sẽ bắt đầu sinh sản, một con mỗi năm đẻ một lứa, mỗi lứa từ 3 - 4 trứng, tỷ lệ sống đạt 80 - 90%.

Với 600m2 trại nuôi, anh Bảo thả 1.500 con giống. Năm đầu tiên (2005), anh thu lại vốn và lãi hơn 20 triệu đồng. Hiện tại, tổng diện tích nuôi dông của anh đã lên đến 4.000m2, trong trại luôn có 3 - 4 tạ dông các loại, trừ chi phí, mỗi năm anh thu về không dưới 100 triệu. “Hiện tại, tôi đang mở rộng trại nuôi theo hướng đa dạng vật nuôi như gà sao, thỏ, rắn; sắp tới nuôi thêm nhím, trăn, heo rừng”, anh tâm sự.

Nhân rộng phong trào

Từ thành công của anh Bảo, phong trào nuôi dông tại xã Cam Hải Đông bắt đầu phát triển mạnh vào giữa năm 2007, hiện toàn xã có hơn 60 hộ nuôi dông lớn nhỏ. Phần lớn trong số họ trước đây làm nghề đi biển, làm đìa tôm, kinh tế rất bâp bênh. Nay, nhờ nuôi dông, nhiều hộ đã dần ổn định và thoát nghèo.

Với mong muốn giúp đỡ các hộ dân khác, anh Bảo luôn tận tình hướng dẫn, hỗ trợ và còn cung cấp con giống cho những ai muốn theo mô hình nuôi dông. Anh còn sẵn sàng làm đại lý, thu mua để người nuôi yên tâm sản xuất.

Theo Hội Nông dân xã Cam Hải Đông: Hiện tại, phong trào nuôi dông trong xã đang phát triển mạnh, từ 2ha năm 2005 - 2006, nay đã hơn 30ha, hộ nuôi thấp nhất cũng đạt 1.000m2, cao nhất 30.000m2. Những hộ dân đầu tư vào nuôi dông đều có kinh tế ổn định. Tuy nhiên, việc nuôi dông cần phải có quy hoạch và định hướng rõ ràng, có một tổ chức lo khâu đầu ra, nghiên cứu rõ thị trường, tránh việc người dân thấy lợi đổ xô đầu tư vào nuôi dẫn đến thị trường bão hòa.


Có thể bạn quan tâm

Hứa Hẹn Từ Dubai Hứa Hẹn Từ Dubai

Tuy kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Dubai trong năm 2013 còn khiêm tốn, nhưng thị trường này đang mở ra khá nhiều hấp lực với doanh nghiệp Đồng Nai. Hàng hóa khi đã vào được Dubai thì dễ dàng sang các nước Trung Đông, châu Phi.

13/02/2014
Đầu Tư Hơn 2 Tỷ Đồng Phát Triển Rừng Trên Đất Nuôi Tôm Đầu Tư Hơn 2 Tỷ Đồng Phát Triển Rừng Trên Đất Nuôi Tôm

Năm 2014, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Bạc Liêu sẽ được đầu tư cho trồng và chăm sóc rừng (từ năm 2014 - 2016) với kinh phí hơn 2 tỷ đồng; trong đó, trồng rừng trên đất nuôi tôm hơn 71ha.

13/02/2014
Bình Thuận Được Mùa Cá Cơm Bình Thuận Được Mùa Cá Cơm

Sau chuyến biển xuất hành đầu năm, ngư dân Phan Thiết (Bình Thuận) trở về với những khoang cá cơm đầy ắp. Ở các bến bãi, bến cảng tấp nập tàu thuyền tập kết, mỗi thuyền khai thác ít cũng được vài ba tấn cá, có thuyền lên đến cả chục tấn.

14/02/2014
Quy Trình Nuôi Tôm Theo Thực Hành Viet GAP Quy Trình Nuôi Tôm Theo Thực Hành Viet GAP

Sóc Trăng tự hào là vùng nuôi tôm công nghiệp đứng đầu cả nước, sản lượng tôm nuôi và chế biến xuất khẩu chiếm tương đương 20% giá trị xuất khẩu tôm của cả nước. Người nuôi tôm ở Sóc Trăng đã không ngừng đầu tư ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và quy trình nuôi tiên tiến hơn, năng suất, chất lượng cao hơn.

14/02/2014
Hà Nội Thủy Sản Được Mùa, Được Giá Hà Nội Thủy Sản Được Mùa, Được Giá

Sau Tết Nguyên đán, người nuôi trồng thủy sản trên địa bàn TP Hà Nội lại bắt tay vào mùa thu hoạch. Khác với sự rớt giá của các loại thực phẩm như thịt lợn, thịt gà, năm nay, người nuôi thủy sản có niềm vui riêng vì các loại sản phẩm đều được mùa, được giá.

14/02/2014