Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Làm Giàu Để Giúp Ích Cho Đời

Làm Giàu Để Giúp Ích Cho Đời
Ngày đăng: 22/02/2014

Khi nhiều nơi đang loay hoay để giữ rừng, tìm nguồn sống cho người trồng rừng thì anh Lê Mai Hiền ở thôn Tân Phong, xã Tân Nguyên (Yên Bình, Yên Bái) lại giàu có từ sản xuất, kinh doanh sản phẩm của rừng và giúp đỡ nhiều nông dân khác.

Học xong lớp 12, khác với nhiều bạn bè cùng trang lứa, anh ở lại quê nhà. Năm 1993, anh xây dựng gia đình. "Bố mẹ cho tôi 1ha đất để làm vốn ngày ra ở riêng. Đất ở Tân Phong ngày ấy giá như bèo vì có ai làm giàu được bằng nghề rừng, nghề nông trên mảnh đất này đâu. Tôi nghĩ: Tại sao nhiều nông dân giàu được từ rừng? Tôi đi tìm hiểu, học hỏi để làm”- anh Hiền nhớ lại.

Sức trẻ đang hăng, vợ chồng anh bắt tay vào thực hiện quyết tâm làm giàu của mình. Toàn bộ diện tích đất vợ chồng anh phủ xanh lúa, ngô, đậu lạc… Mùa nào cây ấy, toàn là cây giống mới năng suất cao. Sau 1 năm dốc sức, mảnh đất cằn ấy đã cho nguồn thu, tạo niềm tin không chỉ với riêng vợ chồng anh mà còn với cả gia đình, bè bạn. Ai cũng bảo: “Vợ chồng nhà Hiền nói được, làm được, phải giúp nó, học nó thôi”.

Ấm bụng rồi, tính làm giàu thì thiếu vốn, thiếu đất. Cuối năm 1994, anh vay được 45 triệu đồng, được chính quyền tạo điều kiện, anh mua luôn 50ha đất rừng để làm trang trại. "Có tư liệu sản xuất, tôi thuê 15 lao động trong xã cùng đánh gốc bốc trà, cuốc hố trồng keo, bồ đề, bạch đàn mô.

Với phương châm lấy ngắn nuôi dài, những đồi cây mới trồng, tôi trồng xen sắn, ngô, đậu để lấy lương thực và để chăn nuôi. Dưới chân đồi những chỗ đất hơi dốc tôi trồng những chè giống LDP1, LDP2; đất thấp, trũng tôi đào ao thả cá, làm ruộng bậc thang"-anh Hiền kể.

Chỉ sau 5 năm "thắt lưng buộc bụng" đầu tư, thu nhập của vợ chồng anh đã tăng từ vài chục triệu lên cả tỷ đồng/năm. Phấn khởi, anh tiếp tục mở rộng diện tích lên hơn 100ha. “Doanh thu của tôi hiện nay từ nhiều khoản: Chăn nuôi, làm ruộng, khai thác gỗ, chế biến gỗ… năm 2013, ước tính đạt hơn 3 tỷ đồng, tăng 3 lần so với năm 2008, tăng gấp 100 lần so với khi mới xây dựng gia đình"- anh Hiền tiết lộ.

Nhiều hộ làm theo anh nhưng sản phẩm gỗ nguyên liệu chỉ bán được cho tư thương với giá rẻ mạt. Một lần nữa anh Hiền lại đầu tư nhà xưởng, máy móc để thu mua và sơ chế sản phẩm giúp bà con với giá thoả thuận. "Nhờ thế bà con làm nghề rừng ở đây có thu nhập cao hơn. Hàng chục lao động nông nhàn cũng được anh tạo việc làm"- bà Nguyễn Thị Thanh, thôn Tân Phong, xã Tân Nguyên, bảo.

Trở lại xưởng chế biến gỗ rộn tiếng máy, tiếng người, xe ô tô vào, ra tôi gặp công nhân Nguyễn Văn Tiện vừa hết ca làm việc. Hỏi chuyện, anh Tiện bảo: "Tôi làm việc cho cơ sở anh Hiền từ khi thành lập. Công nhân ốm đau, anh thăm hỏi, tặng quà; bà con đến học hỏi kinh nghiệm, anh hướng dẫn tỷ mỉ; khách đến mua, bán hàng được anh tư vấn chu đáo. Anh cũng xây dựng quỹ khuyến học, làm nhà văn hóa… Người giàu mà tốt như anh Hiền không có nhiều đâu" - anh Tiện tâm sự.


Có thể bạn quan tâm

Nuôi Cá Rô Phi Đơn Tính Theo Hướng VietGap Nuôi Cá Rô Phi Đơn Tính Theo Hướng VietGap

Được Trung tâm Khuyến Nông Ngư quốc gia hỗ trợ kinh phí, Trung tâm Khuyến Nông Lâm Ngư tỉnh Thừa Thiên Huế xây dựng thí điểm mô hình nuôi thâm canh cá rô phi đơn tính đực theo hướng VietGap. Mô hình giúp các hộ nuôi hướng đến sản xuất sản phẩm sạch.

02/11/2013
Hiệu Quả Từ Mô Hình Trồng Xen Canh Cây Ăn Trái Ở Thị Xã Buôn Hồ (Đắk Lắk) Hiệu Quả Từ Mô Hình Trồng Xen Canh Cây Ăn Trái Ở Thị Xã Buôn Hồ (Đắk Lắk)

Do đất cằn cỗi, vườn cà phê đạt năng suất thấp, năm 2003, sau khi tham quan học hỏi kinh nghiệm ở nhiều nơi, gia đình chị Chu Thị Dần ở Tổ dân phố 7, phường Thiện An (TX.Buôn Hồ, Đắk Lắk) quyết định trồng xen các loại cây ăn trái như: Bưởi, cam, quýt trên diện tích 1,3 ha cà phê.

02/11/2013
Hiệu Quả Từ Thí Điểm Bảo Hiểm Cây Lúa Hiệu Quả Từ Thí Điểm Bảo Hiểm Cây Lúa

Tỉnh Đồng Tháp đã triển khai thí điểm bảo hiểm cây lúa tại 3 huyện Tân Hồng, Tháp Mười, và Châu Thành thu được nhiều kết quả tích cực.

02/11/2013
Triển Vọng Kinh Tế Từ Cây Hồng Nhân Hậu Triển Vọng Kinh Tế Từ Cây Hồng Nhân Hậu

Được trồng ở xã Gia Lộc, huyện Chi Lăng (Lạng Sơn) cách đây cả chục năm, thế nhưng khoảng 2 năm trở lại đây, khi giá hồng Nhân Hậu tăng từ 3000 đồng/kg lên tới gần 6000 đồng/kg khi giống hồng này mới trở thành cây trồng triển vọng trong phát kinh tế tại địa phương.

02/11/2013
Khuyến Khích Các Hộ Chăn Nuôi Heo Làm Túi Ủ Biogas Khuyến Khích Các Hộ Chăn Nuôi Heo Làm Túi Ủ Biogas

Theo Phòng NN&PTNT huyện Phong Điền, TP Cần Thơ, nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường từ chất thải chăn nuôi heo và tạo nguồn khí gas phục vụ đun nấu, phòng nông nghiệp huyện đã tích cực phối hợp với các đơn vị có liên quan khuyến cáo, hỗ trợ các hộ chăn nuôi heo làm túi ủ biogas.

02/11/2013