Làm Giàu Để Giúp Ích Cho Đời

Khi nhiều nơi đang loay hoay để giữ rừng, tìm nguồn sống cho người trồng rừng thì anh Lê Mai Hiền ở thôn Tân Phong, xã Tân Nguyên (Yên Bình, Yên Bái) lại giàu có từ sản xuất, kinh doanh sản phẩm của rừng và giúp đỡ nhiều nông dân khác.
Học xong lớp 12, khác với nhiều bạn bè cùng trang lứa, anh ở lại quê nhà. Năm 1993, anh xây dựng gia đình. "Bố mẹ cho tôi 1ha đất để làm vốn ngày ra ở riêng. Đất ở Tân Phong ngày ấy giá như bèo vì có ai làm giàu được bằng nghề rừng, nghề nông trên mảnh đất này đâu. Tôi nghĩ: Tại sao nhiều nông dân giàu được từ rừng? Tôi đi tìm hiểu, học hỏi để làm”- anh Hiền nhớ lại.
Sức trẻ đang hăng, vợ chồng anh bắt tay vào thực hiện quyết tâm làm giàu của mình. Toàn bộ diện tích đất vợ chồng anh phủ xanh lúa, ngô, đậu lạc… Mùa nào cây ấy, toàn là cây giống mới năng suất cao. Sau 1 năm dốc sức, mảnh đất cằn ấy đã cho nguồn thu, tạo niềm tin không chỉ với riêng vợ chồng anh mà còn với cả gia đình, bè bạn. Ai cũng bảo: “Vợ chồng nhà Hiền nói được, làm được, phải giúp nó, học nó thôi”.
Ấm bụng rồi, tính làm giàu thì thiếu vốn, thiếu đất. Cuối năm 1994, anh vay được 45 triệu đồng, được chính quyền tạo điều kiện, anh mua luôn 50ha đất rừng để làm trang trại. "Có tư liệu sản xuất, tôi thuê 15 lao động trong xã cùng đánh gốc bốc trà, cuốc hố trồng keo, bồ đề, bạch đàn mô.
Với phương châm lấy ngắn nuôi dài, những đồi cây mới trồng, tôi trồng xen sắn, ngô, đậu để lấy lương thực và để chăn nuôi. Dưới chân đồi những chỗ đất hơi dốc tôi trồng những chè giống LDP1, LDP2; đất thấp, trũng tôi đào ao thả cá, làm ruộng bậc thang"-anh Hiền kể.
Chỉ sau 5 năm "thắt lưng buộc bụng" đầu tư, thu nhập của vợ chồng anh đã tăng từ vài chục triệu lên cả tỷ đồng/năm. Phấn khởi, anh tiếp tục mở rộng diện tích lên hơn 100ha. “Doanh thu của tôi hiện nay từ nhiều khoản: Chăn nuôi, làm ruộng, khai thác gỗ, chế biến gỗ… năm 2013, ước tính đạt hơn 3 tỷ đồng, tăng 3 lần so với năm 2008, tăng gấp 100 lần so với khi mới xây dựng gia đình"- anh Hiền tiết lộ.
Nhiều hộ làm theo anh nhưng sản phẩm gỗ nguyên liệu chỉ bán được cho tư thương với giá rẻ mạt. Một lần nữa anh Hiền lại đầu tư nhà xưởng, máy móc để thu mua và sơ chế sản phẩm giúp bà con với giá thoả thuận. "Nhờ thế bà con làm nghề rừng ở đây có thu nhập cao hơn. Hàng chục lao động nông nhàn cũng được anh tạo việc làm"- bà Nguyễn Thị Thanh, thôn Tân Phong, xã Tân Nguyên, bảo.
Trở lại xưởng chế biến gỗ rộn tiếng máy, tiếng người, xe ô tô vào, ra tôi gặp công nhân Nguyễn Văn Tiện vừa hết ca làm việc. Hỏi chuyện, anh Tiện bảo: "Tôi làm việc cho cơ sở anh Hiền từ khi thành lập. Công nhân ốm đau, anh thăm hỏi, tặng quà; bà con đến học hỏi kinh nghiệm, anh hướng dẫn tỷ mỉ; khách đến mua, bán hàng được anh tư vấn chu đáo. Anh cũng xây dựng quỹ khuyến học, làm nhà văn hóa… Người giàu mà tốt như anh Hiền không có nhiều đâu" - anh Tiện tâm sự.
Có thể bạn quan tâm

Việt Nam là nước nông nghiệp, sản lượng lúa đạt từ 42 - 43 triệu tấn/năm nhưng mỗi năm Việt Nam vẫn nhập khẩu gần 9 triệu tấn nguyên liệu để sản xuất thức ăn chăn nuôi (TĂCN). Hiện một số doanh nghiệp (DN) đã sử dụng thóc gạo thay thế ngô và lúa mỳ nhập khẩu trong sản xuất TĂCN, nhưng giá thành lại cao hơn. Nghịch lý này đòi hỏi phải sớm được tháo gỡ.

Vụ xuân năm 2013, huyện Sơn Dương cấy được 5.328 ha lúa, trong đó có 3.274 ha lúa lai và 2.054 ha lúa thuần. Đến nay, toàn huyện đã cơ bản thu hoạch xong lúa vụ xuân và bắt tay ngay vào sản xuất vụ mùa.

Những năm qua, các ngành chức năng của TP.Tam Kỳ (Quảng Nam) đã thành công trong việc nghiên cứu đưa vào sản xuất và nuôi trồng các loại cây, con có giá trị kinh tế cao. Trong đó, đầu tư nuôi heo hướng nạc là một trong những bước đột phá .

Cùng với khẩn trương thu hoạch nốt lúa xuân còn lại, hiện bà con nông dân thành phố Tuyên Quang bắt tay vào việc làm đất, gieo mạ, đắp bờ khởi động cho một vụ mùa mới thắng lợi.

Bến Tre là một trong những địa phương thực hiện tốt việc cải tạo đàn bò hướng thịt, đạt trọng lượng lớn, tỷ lệ thịt xẻ cao, chất lượng thịt ngon... Kết quả này là nhờ công tác thụ tinh nhân tạo, lai tạo ra những giống bò có giá trị kinh tế cao. Trong đó, huyện Ba Tri được xem là địa phương đi đầu cả nước trong thực hiện lai tạo, nâng cao chất lượng đàn bò…