Làm gì với hàng chục ngàn tấn gạo mốc tại biên giới?

Hàng chục ngàn tấn gạo mốc đang nằm tại cửa khẩu Lào Cai. Đây là mồ hôi nước mắt bao năm tháng của bà con nông dân, là bao công sức của những công nhân vận chuyển, của anh em lái xe, và là biết bao tiền bạc của các doanh nghiệp.
Gạo đã mốc là có thể nhiễm các độc tố nấm (mycotoxin), trong đó có thể có không ít các độc tố nguy hiểm như Aflatoxin, Ochratoxin, Citrinin, Ergot Alkaloids, Patulin, fumo, nisins, Zearalenone...
Toàn thứ độc hại với người, gia súc, gia cầm. Chắc chắn sẽ không thể xuất khẩu được. Cũng không thể sử dụng được cho chăn nuôi, mặc dầu lượng tinh bột trong đó là vô cùng quý giá.
Vậy biện pháp nào để xử lý hàng ngàn tấn gạo mốc này. Chôn lấp thì bị đánh thuế môi trường, phải đào hố sâu rất tốn kém, đổ xuống sông sẽ gây ô nhiễm cho tôm cá rồi ảnh hưởng tiếp đến người...
Tôi đã suy nghĩ nhiều và kiến nghị chuyển toàn bộ số gạo mốc này thành cồn đốt. Có thể cho không hay bán lại giá rẻ cho các doanh nghiệp có thể sản xuất cồn (các nhà máy rượu để chuyển hóa thành cồn).
Nếu chứng minh là các độc tố nấm không bay hơi theo rượu hoặc đã bị phá hủy khi chưng cất thì có thể dùng làm cồn y tế. Về nguyên tắc là khó có thể tồn tại độc tố nấm trong sản phẩm đã chưng cất.
Vạn bất đắc dĩ nếu còn độc tố trong cồn thì ta chuyển thành cồn đốt khô. Đó là loại sản phẩm được làm khô bởi tinh bột biến tính như chúng ta vẫn thấy bán và sử dụng rộng rãi tại các nhà hàng bán món lẩu. Cần xử lý ngay vì để càng lâu mốc phá hại càng nặng nề. Mong các nhà doanh nghiệp và cơ quan có trách nhiệm vào cuộc càng sớm càng tốt.
Vấn đề quan trọng nữa là càng xem xét nghiêm chỉnh có nên xuất khẩu gạo nhiều nữa không khi đã biết toàn bộ kim ngạch xuất khẩu còn thấp hơn kim ngạch nhập ngô và đậu tương dành cho chăn nuôi. Càng xem xét lại chủ trương tự phát xuất khẩu không chính ngạch qua biên giới với gạo và các hoa quả khó có thể bảo quản lâu dài và không có hợp đồng chính thức.
Có thể bạn quan tâm

Suốt 10 năm gắn bó với nghề nuôi cá mú, anh Hưởng tự tin khẳng định mình chưa lần nào bị thất bại. Nhờ nuôi cá mú, mỗi năm gia đình anh Hưởng có thu nhập

Áp dụng cách nuôi này giảm đáng kể quy mô diện tích, dễ kiểm soát dịch bệnh, ngược lại tăng vượt trội mật độ thả nuôi.

Nông dân Võ Tuấn Tú thực hiện thành công mô hình nuôi cá chình (y học gọi là mạn lệ ngư), đem lại thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

Anh Lê Đình Hải với mô hình nuôi tôm mới của mình, mỗi năm mang lại nguồn thu trên dưới 1 tỷ đồng.

Khởi nghiệp bằng đàn 50 con vịt đẻ, anh Nguyễn Văn Đường (Thái Nguyên) không thể tin rằng 20 năm sau đã có cơ ngơi hàng chục tỷ đồng.