Lạm Dụng Thuốc Bảo Vệ Thực Vật Gây Nhiều Tác Hại

Ngày 26-9, Sở Nông nghiệp - phát triển nông thôn phối hợp với Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh tổ chức chương trình tọa đàm về sản xuất hồ tiêu và canh tác cây trồng bền vững theo hướng hữu cơ sinh học.
Tại buổi tọa đàm, GS. Nguyễn Thơ, Phó chủ tịch Hội Bảo vệ thực vật Việt Nam, đã nêu việc lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật là nguyên nhân làm bộc phát dịch hại và gây nhiễm thuốc bảo vệ thực vật trên nông sản, gây hại đến sức khỏe con người và ảnh hưởng xấu đến môi trường hiện đã ở mức báo động.
Giáo sư đã giới thiệu nhiều mô hình trồng cây trên nền tảng hữu cơ sinh học và canh tác an toàn đất, như: sử dụng sản phẩm hữu cơ, phủ đất bằng các loại cây cỏ họ đậu, như: cỏ đậu phộng, hoa cúc dại…
Có thể bạn quan tâm

Nhiều năm qua, người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh đã biết đến vị ngọt đặc trưng của trái quýt đường tại vùng đất Hậu Giang, mà điển hình là thương hiệu quýt đường Long Trị. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, do một vài nguyên nhân khách quan và việc thay đổi tập quán canh tác nên vô tình người dân đang đánh mất dần vị ngọt vốn có của quýt đường.

Theo Chi cục NTTS tỉnh, nhờ tập trung công tác chỉ đạo mùa vụ nuôi các đối tượng thủy sản hợp lý, qua hơn 6 tháng đầu năm đã cho thấy kết quả đạt được rất khả quan. Hầu hết các đối tượng nuôi nước ngọt, nước mặn và hải đặc sản đều sinh trưởng và phát triển tốt, năng suất thu hoạch cao, trong đó nổi bật là nuôi tôm thương phẩm và sản xuất tôm giống.

Diện tích cây mắc ca trồng mới từ đầu năm 2014 đến nay chỉ là một con số quá khiêm tốn trong tổng diện tích cây lâu năm trồng mới của tỉnh Lâm Đồng. Tuy nhiên, theo nhận định của lãnh đạo ngành nông nghiệp tỉnh, trong thời gian tới, diện tích mắc ca của Lâm Đồng có khả năng tăng mạnh.

Ngày 26-7, tại xã Thành Hải, TP Phan Rang –Tháp Chàm (Ninh Thuận), Công ty TNHH Thông Thuận đã tổ chức kỷ niệm 15 năm thành lập Công ty và khánh thành nhà máy chế biến tôm xuất khẩu số 2 của Công ty, công suất 6.500 tấn thành phẩm/năm, với tổng mức đầu tư 13 triệu USD.

Khi đánh giá về kết quả phát triển thủy sản tại địa phương, đồng chí Chủ tịch UBND xã Điêu Lương (huyện Cẩm Khê) - nơi có trên 100 ha nuôi thủy sản cho biết: Mặc dù xã làm tốt công tác dồn điền đổi thửa, chuyển đất lúa kém hiệu quả sang nuôi thủy sản nhưng do ruộng đất ít nên quy mô chăn nuôi thủy sản vẫn nhỏ.