Lâm Đồng trúng lớn mùa sầu riêng

Khác với mọi năm, giá các loại sầu riêng tại huyện Đạ Huoai, tỉnh Lâm Đồng năm nay được nhiều bà con nông dân đánh giá là cao nhất trong những năm qua. Hiện tại giá sầu riêng đã tăng gần gấp đôi so với năm 2014.
Các giống sầu riêng ghép như Mongthong, Ri6, Đô Na có giá 24.000 - 28.000 đồng/kg (tăng khoảng 10.000đồng/kg). Còn sầu riêng chưa ghép thì 11.000-13.000 đồng/kg (tăng 4.000 - 6.000 đồng/kg) so với năm 2014.
Nhiều người dân trồng sầu riêng cho hay năm nay sầu riêng được mùa, năng suất khá cao, tính sơ sơ thì năng xuất tại xã Hà Lâm năm nay sẽ đạt trung bình từ 11-12 tấn/ha. Còn với sầu riêng ghép thì đạt từ 20-22 tấn/ha.
Vợ chồng anh Tư Hoành ở xã Hà Lâm, huyện Đạ Huoai, cho biết giá sầu riêng tăng cao hơn với những năm trước, với 1ha sầu riêng anh thu về gần 400 triệu đồng.
Được mệnh danh là nơi trồng sầu riêng nhiều nhất tỉnh Lâm Đồng, các xã Hà Lâm, Phước Lộc, Đạ M’ri, Đạ P’Loa... đang bước vào mua thu hoạch sầu riêng. Nhiều nhất là xã Hà Lâm khoảng 600ha, trong đó 450ha đang cho thu hoạch.
Tuy nhiên, tại xã Hà Lâm đang có tình trạng xuất hiện kẻ bảo kê đến tận vườn để uy hiếm để hưởng tiền hoa hồng bán sầu riêng của thương lái.
Có thể bạn quan tâm

Đó là chia sẻ của TS Lưu Bích Hồ - Nguyên Viện trưởng Viện chiến lược phát triển (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) khi nhận định về những khó khăn, thách thức mà ngành chăn nuôi Việt Nam sẽ phải đối mặt khi gia nhập các hiệp định thương mại tự do trong thời gian tới.

Trong bối cảnh hội nhập, việc tham gia chuỗi giá trị toàn cầu và xây dựng thương hiệu nông sản đang trở nên cấp thiết.

Việc siêu thị từ chối hàng nông sản tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) cũng như sản phẩm khu vực này khó cạnh tranh trên thị trường đang làm cho người nông dân gặp nhiều khó khăn. Các chuyên gia cho rằng nên “phá bỏ để làm mới” lĩnh vực sản xuất nông sản thì mới hy vọng tình hình chuyển biến tốt hơn.

Nếu không có biện pháp ứng phó thích hợp với biến đổi khí hậu, trong tương lai không xa, có không ít doanh nghiệp sẽ rơi vào tình trạng thu hẹp sản xuất, thậm chí bị phá sản vì thiếu nguyên liệu phục vụ sản xuất.

Nhiều chuyên gia cho rằng trong vòng 20 năm nữa, Việt Nam vẫn phải đứng trên “đôi chân nông nghiệp”. Điều này báo chí đã phân tích nhiều, có lẽ không cần bàn cãi. Bài viết này ghi nhận ý kiến của các chuyên gia liên quan đến câu chuyện thay đổi tư duy làm nông nghiệp của Việt Nam. Đáng chú ý, bà Meirav Eilon Shahar, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của Israel tại Việt Nam, khẳng định: nông nghiệp chính là tương lai.