Lâm Đồng Có 6 Cơ Sở Tham Gia Tiêu Thụ Rau An Toàn

Theo thống kê của Chi cục Bảo vệ thực vật Lâm Đồng, trong 6 cơ sở tham gia chuỗi sản xuất, sơ chế và tiêu thụ rau an toàn, đứng đầu sản lượng hàng năm là HTX Dịch vụ Nông nghiệp tổng hợp Anh Đào, Đà Lạt với 18 ngàn tấn, canh tác hơn 73ha được cấp Chứng nhận VietGAP.
Kế tiếp là HTX Nông nghiệp Thạnh Nghĩa, Đơn Dương sản xuất gần 68ha rau an toàn, sản lượng từ 12 - 15 ngàn tấn; Công ty TNHH Sản xuất Thương mại nông sản Phong Thúy, Đức Trọng sản xuất hơn 40ha rau đạt Chứng nhận VietGAP, đạt sản lượng 6 ngàn tấn.
Còn lại 3 cơ sở gồm: Doanh nghiệp tư nhân Phú Sỹ Nông, Đơn Dương đạt sản lượng kinh doanh trên 2 ngàn tấn/năm; HTX Xuân Hương, Đà Lạt sản xuất gần 4ha đạt Chứng nhận VietGAP, sản lượng đạt 800 tấn/năm; Cơ sở Nông sản Đức Thành, Đà Lạt canh tác trên 3ha rau sử dụng nhãn hiệu “Đà Lạt”, sản lượng kinh doanh 500 tấn/năm.
Thị trường tiêu thụ ổn định rau an toàn của 6 cơ sở nói trên phát triển đều khắp ở các hệ thống chợ đầu mối, siêu thị tại các khu vực Bắc, Trung, Nam và Tây Nguyên, đồng thời mở rộng sang các nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Campuchia…
Có thể bạn quan tâm

Hãng tin Reuters trích thông báo của Bộ Công thương Ai Cập cho biết, chính phủ nước này dự kiến ban hành lệnh cấm xuất khẩu gạo kể từ ngày 1/9/2015 nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước.

Tổng sản lượng nhãn sản xuất rải vụ đạt hơn 116.430 tấn, giảm hơn 38.000 tấn so với chính vụ, nhưng bù lại giá bán cao gấp đôi.

Trong những ngày qua, người nuôi heo ở vùng ĐBSCL cho biết giá heo hơi giảm mạnh, hiện còn 3,4 - 3,7 triệu đồng/tạ.

Thay vì chặt bỏ cả vườn cây cao su để chuyển đổi sang cây trồng khác, nhiều nông dân trong tỉnh Đăk Nông đã liều lĩnh chắn rễ, rong tỉa, hãm ngọn cây cao su để làm trụ sống trồng hồ tiêu.

Niên vụ 2014-2015, ngành cà phê đặt mục tiêu xuất khẩu 1,4 triệu tấn. Tuy nhiên, khi niên vụ cà phê (từ tháng 10/2014 - 9/2015) sắp kết thúc, ngành cà phê mới xuất khẩu được 1,05 triệu tấn.