Làm Ăn Bài Bản, Thu Nhập Vững Chắc

Không có đồng vốn giắt lưng đáng kể nhưng ông Đinh Văn Bài (xóm Đông, thôn Phụ Chính, xã Hòa Chính, huyện Chương Mỹ, Hà Nội) đã làm nên “kỳ tích” nuôi ếch, ba ba, cá...
Năm 1979, ông Bài rời quân ngũ, trở về quê nhà. Cuộc sống gia đình ông chỉ trông vào mấy sào ruộng. “Năm 2004, thực hiện chủ trương dồn điền đổi thửa, tôi nhận thầu 1,5ha đất của xã” - ông Bài nhớ lại. Vay ngân hàng cộng với số vốn tích cóp được hơn 500 triệu đồng, ông đào ao nuôi cá và ba ba. “Trong 3 năm đầu hầu như tôi chỉ chi mà không có thu. Lời lãi từ cá, ba ba, tôi “nướng” vào cải tạo, nâng cấp hoàn thiện hệ thống ao...” - ông Bài kể.
Với những bước đi vững chắc như thế đã đem về cho ông Bài nguồn thu bước đầu. Sau 3 năm, ông đã hoàn trả nợ cho ngân hàng. Sau 5 năm, ông đã có “của ăn, của để”. Từ 200 – 300 con ba ba ban đầu, ông phát triển lên tới hơn 2.000 con giống và thương phẩm. Riêng cá chép, trôi, mè… mỗi năm ông bán hơn chục tấn.
Năm 2009, thấy nuôi ếch thương phẩm Thái Lan cho hiệu quả kinh tế cao, rất phù hợp với điều kiện tự nhiên của địa phương, ông mua giống về nuôi. Có thời điểm, nhiều thương lái đến mua ếch phải ngậm ngùi ra về vì ông Bài không có đủ ếch để bán.
Ngoài nguồn thu từ ếch, ba ba, cá, mỗi năm từ 250 gốc bưởi Diễn, 20 con lợn rừng cũng cho ông Bài nguồn thu nhập khá. Ước tính mỗi năm trang trại cho ông khoản thu từ 300 – 400 triệu đồng, tạo việc làm thường xuyên cho 5 – 7 lao động tại địa phương với thu nhập 2,5–3 triệu đồng/người/tháng. Ông Bài tâm sự, điều quan trọng nhất ông tích lũy được sau gần 10 năm qua đó là “bắt bệnh” giỏi cho cho cá, ba ba, ếch. Nhờ vậy, ông không gặp thiệt hại đáng kể nào.
Có thể bạn quan tâm

Quá trình đầu tư để phát triển các phương tiện đánh bắt cũng như dịch vụ hậu cần nghề cá trong những năm qua tại Quảng Trị có sự đóng góp không nhỏ từ nguồn vốn tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp- Phát triển nông thôn chi nhánh tỉnh Quảng Trị (Agribank Quảng Trị).

Nông sản xuất khẩu Việt Nam vừa liên tiếp nhận tin vui: Sau khi Nga quyết định mở cửa trở lại cho bảy doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản, đến lượt Bộ Nông nghiệp Mỹ quyết định từ ngày 6-10, Việt Nam sẽ được xuất khẩu thêm nhãn, vải và có thể sẽ tiếp tục là vú sữa, xoài...

Chiều dần buông trên cao nguyên Mộc Châu tươi đẹp, bà Vũ Thị Đáng (đơn vị 70, Nông trường Mộc Châu) đang bổ những nhát cào vào “núi” thức ăn cao vài mét, rộng vài chục mét vuông tại hố ủ ướp thức ăn chứa trên 400 tấn, để đem bữa tối cho 43 “nàng” bò trong trang trại của mình.

Ngày 4.10, UBND tỉnh Bình Định đã có buổi làm việc với đoàn thủy sản Nhật Bản về việc duy trì, phát triển hoạt động mô hình khai thác, thu mua, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm cá ngừ đại dương theo chuỗi.

Nhiều đơn vị sản xuất các sản phẩm từ da cá sấu trong nước phải khóc ròng vì thiếu nguồn da để sản xuất, do người nuôi đổ xô bán cá sấu sống cho Trung Quốc.