Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Lại thêm nghịch lý tại cửa khẩu gà Việt chạy ngược sang Trung!

Lại thêm nghịch lý tại cửa khẩu gà Việt chạy ngược sang Trung!
Ngày đăng: 22/04/2015

Việt Nam thường ăn gà già, gà thải loại của Trung Quốc đưa sang. Chuyện đó quá cũ. Một chuyện tưởng đùa, khoảng hơn tháng nay, thương lái Trung Quốc sang tận TP Lạng Sơn hay Móng Cái (Quảng Ninh) để đặt hàng, lùng mua gà của Việt Nam. Có một điểm lạ là họ chủ yếu tìm mua gà mái ghẹ hoặc gà mới đẻ với giá rất cao.

Gà mái đẻ đắt hàng

Từ trước đến nay, thường chỉ có gà giống, gà thịt, gà thải loại Trung Quốc tràn vào Việt Nam, đặc biệt là những dịp lễ, tết hay những thời điểm giá gà trong nước tăng cao.

Việc buôn lậu qua các lối mòn, tiểu ngạch từ hàng thập niên qua khiến các lực lượng chức năng như biên phòng, hải quan, công an, thú y, quản lí thị trường vô cùng vất vả trong việc ngăn chặn.

Tuy nhiên, theo chia sẻ của một số lái buôn gà tại tỉnh Bắc Giang và Thái Nguyên, khoảng hơn tháng nay, mặc dù giá gà trong nước khá cao song thương lái Trung Quốc vẫn sang tận Lạng Sơn, Móng Cái đặt hàng mua gà mái, gà già, gà trại với số lượng khá lớn để vận chuyển về bên kia biên giới tiêu thụ.

Trao đổi với chúng tôi khi đang bắt chuyến gà thứ 4 tại Bắc Ninh để chuyển lên Lạng Sơn, anh Nguyễn Văn Cường ở huyện Yên Thế, Bắc Giang cho biết, trước đây vợ chồng anh chủ yếu cất gà bán tại chợ Từ Sơn (Bắc Ninh).

Nhưng qua cánh lái buôn quen biết giới thiệu nên cách đây 10 ngày hai vợ chồng đánh một xe gà mía bố mẹ 7 tạ lên Lạng Sơn bán cho một đầu nậu với giá 78.000 - 80.000 đồng/kg ăn thử.

Thấy chất lượng gà ngon, giá cả hợp lí nên phía đầu nậu thông báo loại gà, tiêu chuẩn, cân nặng để vợ chồng anh tiếp tục đi thu mua, nay đã là chuyến thứ 4.

Theo chia sẻ của vợ anh Cường, phía thương lái Trung Quốc rất kỹ tính trong việc thu mua gà: “Họ chỉ mua gà mái, gà mái mới đẻ hoặc sắp đẻ, cánh lái buôn vẫn gọi nôm na là gà mái “mở đít”.

Đặc biệt, khách Trung Quốc rất thích mua gà mái mía bố mẹ tại khu vực Yên Thế và các huyện lân cận của tỉnh Bắc Giang. Rất nhiều lần họ còn đòi xem chứng minh thư nhân dân của vợ chồng tôi và những chủ hàng khác xem có phải người Bắc Giang không để đề phòng người nơi khác mang gà đến trà trộn bán giá cao”.

Còn theo chia sẻ của anh Trần Ngọc Phan ở huyện Lạng Giang (Bắc Giang), bản thân anh đã đi bắt gà và bán cho thương lái Trung Quốc từ hơn 1 tháng nay. Trước đây, anh thường tới các trang trại sản xuất gà giống của Việt Nam để mua gà bố mẹ đẻ kém về bán tại các chợ đầu mối trong nội địa như Hà Đông, Hà Vỹ (Hà Nội).

Nhưng gần đây, thương lái Trung Quốc lùng mua gà mái mới đẻ với giá khá cao nên anh chuyển sang đi thu gom gà mái đẻ bán cho các đầu nậu tại Lạng Sơn và Móng Cái. Hiện, bình quân mỗi ngày anh Phan bán được hai xe gà mái đẻ, khoảng 1,5 - 2 tấn/xe.

Ngoài khu vực Bắc Giang, qua tìm hiểu chúng tôi, được biết có một lái buôn tại huyện Đồng Hỷ, Thái Nguyên chuyên làm nhiệm vụ đi khảo sát và thương thảo giá cả với đầu nậu từ Lạng Sơn về thu mua gà bán qua Trung Quốc.

Theo chia sẻ của anh ta, trước khi bắt gà khoảng 3 - 5 ngày, anh có nhiệm vụ tới các trại nuôi gà bàn bạc thống nhất giá cả và đặt cọc tiền, sau khi thống nhất mấy hôm sau thương lái mang lồng sắt chuyên dụng tới bắt gà để chuyển từ huyện Đồng Hỷ (Thái Nguyên) qua huyện Bắc Sơn (Lạng Sơn) rồi xuất sang Trung Quốc.

Cơ quan chức năng nói gì?

Theo khảo sát của chúng tôi, hiện giá gà lông màu nuôi theo đàn hoặc bán chăn thả trong nước ở mức khá cao, dao động từ 70.000 - 90.000 đồng/kg.

Bình thường, những năm trước, thời điểm này giá gà bắt đầu xuống do chớm mùa hè, sức tiêu thụ giảm, song năm nay giá gà ổn định từ Tết Nguyên đán ở mức 65.000 – 90.000 đồng/kg gà lông.

Chia sẻ của các lái buôn, cũng một phần nhờ yếu tố Trung Quốc thu mua nên giá gà trong nước mới giữ được ngưỡng đẹp trong thời điểm hiện tại.

Tuy nhiên, khi chúng tôi trao đổi với ông Hoàng Ngọc Tuyên - Chi cục trưởng Chi cục Kiểm dịch động vật vùng Lạng Sơn (Cục Thú y - Bộ NN-PTNT) về hiện tượng Trung Quốc thu mua gà Việt Nam, ông Tuyên khá ngạc nhiên.

Theo ông, hiện gà mái thải loại hay còn gọi là gà trọc Trung Quốc vẫn sang Việt Nam đều đặn, các đơn vị chức năng trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn vẫn bắt giữ và tiêu hủy với số lượng không hề nhỏ mỗi tháng.

Trao đổi với Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi Nguyễn Văn Trọng, ông Trọng tỏ ra khá bất ngờ trước thông tin gà Việt Nam bán sang Trung Quốc. Theo ông Trọng, việc Việt Nam bán lợn hơi và vịt lông sang Trung Quốc thì chắc chắn là có, số lượng không hề nhỏ, song với gà thì hơi lạ.

Để tìm hiểu kỹ hơn vì sao phía Trung Quốc một mặt vẫn xuất lậu gà trọc sang Việt Nam, song lại mua gà mái đẻ, gà mái ghẹ của Việt Nam về tiêu thụ, chúng tôi dò hỏi qua một số lái buôn, đầu nậu tại Lạng Sơn thì được biết, cách đây vài tháng, một số địa phương của Trung Quốc tiếp giáp Việt Nam bị dịch cúm gia cầm nên hiện đàn gà bị suy giảm mạnh dẫn tới thiếu nguồn cung!

Bên cạnh đó, do gà Việt Nam có chất lượng thịt thơm, ngon, ngọt chứ không hôi, dai và bã như gà thải loại Trung Quốc nên được người dân bên đó rất ưa chuộng.

Khác với khu vực Bắc Giang chỉ mua gà mái đẻ, thương lái thu gom tại Thái Nguyên mua cả gà đàn, song gà phải trên 3,5 tháng. Bình quân mỗi ngày anh Trần Ngọc Phan ở huyện Lạng Giang (Bắc Giang) bàn giao cho đầu mối thu gom ở Lạng Sơn 2 - 3 tấn gà ta lai.


Có thể bạn quan tâm

Quảng Ninh Sản Xuất Thành Công Giống Cá Song Chấm Nâu Quảng Ninh Sản Xuất Thành Công Giống Cá Song Chấm Nâu

Với trên 21km bờ biển cùng với hàng ngàn ha bãi triều, Đầm Hà (Quảng Ninh) thực sự giàu tiềm năng phát triển nghề nuôi trồng hải sản, đặc biệt là những loài hải sản có giá trị kinh tế cao như cá song, cá vược, cua, ngao, tu hài...

22/07/2014
Sản Lượng Khai Thác Thủy Sản Huyện Quảng Xương (Thanh Hoá) Ước Đạt 8.749 Tấn Sản Lượng Khai Thác Thủy Sản Huyện Quảng Xương (Thanh Hoá) Ước Đạt 8.749 Tấn

6 tháng đầu năm 2014, tổng sản lượng khai thác thủy sản của huyện Quảng Xương ước đạt 8.749 tấn, tăng 3% so với cùng kỳ, bằng 52,1% kế hoạch; sản lượng chế biến đông lạnh đạt 90.000 tấn, sản phẩm khô 7.500 tấn, nước mắm 8.400 lít, sản phẩm dạng mắm đạt 700 tấn. Tổng sản lượng nuôi trồng thủy sản ước đạt 2.367 tấn, tăng 25% so với cùng kỳ, đạt 56,4% kế hoạch.

22/07/2014
Thái Bình Nuôi Trồng Thủy Sản 6 Tháng Đầu Năm Những Tín Hiệu Vui Thái Bình Nuôi Trồng Thủy Sản 6 Tháng Đầu Năm Những Tín Hiệu Vui

Theo Chi cục Nuôi trồng thủy sản (NTTS), tổng diện tích nuôi trồng thủy sản trên địa bàn toàn tỉnh Thái Bình 6 tháng đầu năm 2014 ước đạt 14.462 ha, tổng sản lượng nuôi trồng ước đạt 47.890 tấn, tăng 1.778 tấn (3,86%) so với cùng kỳ năm 2013; giá trị sản xuất ước đạt 1.034 tỷ đồng, tăng 38.2 tỷ đồng (3,83%) so với cùng kỳ năm 2013.

22/07/2014
Ngư Dân Mỹ Á Vào Vụ Ruốc Ngư Dân Mỹ Á Vào Vụ Ruốc

Mùa ruốc bắt đầu từ tháng 10 đến tháng 3 âm lịch. Khi những con ruốc theo con sóng ngoài khơi trôi vào bờ, cũng là lúc bà con ngư dân vùng biển bắt đầu một mùa ruốc. Người khiến ruốc vào bờ, người cân ruốc, người phơi ruốc tạo nên không khí đông vui tấp nập tại vùng biển Mỹ Á trong những ngày qua. Theo các ngư dân, địa điểm đánh bắt là vùng bãi ngang cách bờ 100m, kéo dài 2km.

08/12/2014
Khôi Phục Và Phát Triển Nghề Nuôi Thả Cánh Kiến Đỏ Tại Mường Lát Khôi Phục Và Phát Triển Nghề Nuôi Thả Cánh Kiến Đỏ Tại Mường Lát

Nhựa cánh kiến đỏ (CKĐ) là sản phẩm được tiết ra từ một loại côn trùng sống tập trung ký sinh trên một số loài cây chủ ngắn ngày và dài ngày. Ngày nay, nhựa CKĐ được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực công nghiệp và đặc biệt là làm chất phụ gia trong sản xuất bao bì tự hủy – một loại sản phẩm thân thiện với môi trường thay thế cho bao bì bằng polyetylen.

22/07/2014