Trang chủ / Cây ăn trái / Thanh long

Lai Tạo Thành Công Thanh Long Ruột Tím

Lai Tạo Thành Công Thanh Long Ruột Tím
Ngày đăng: 22/04/2012

Viện Cây ăn quả Miền Nam vừa lai tạo thành công giống thanh long ruột tím hồng (LĐ5) với nhiều ưu điểm vượt trội so với các loại thanh long hiện có.

Kết quả trồng khảo nghiệm tại một số tỉnh phía Nam cho thấy, LĐ5 có năng suất 22 tấn/ha, vượt trội so với 2 giống đang trồng hiện nay là ruột đỏ (19 tấn/ha) và trắng (13 tấn/ha). Giống mới này ra hoa quả quanh năm, trọng lượng trung bình 0,38 kg/trái, ít nhiễm bệnh đốm đen, thán thư; quả lại có độ bóng cao, ít nước và đạt trung bình 66 trái/trụ/năm.

Giống thanh long này đang trong thời gian làm thủ tục xin đăng ký bảo hộ quyền sở hữu cây trồng trước khi đưa ra sản xuất đại trà.

Có thể bạn quan tâm

Quy Trình Tạm Thời Phòng Chống Bệnh Đốm Nâu Hại Thanh Long Quy Trình Tạm Thời Phòng Chống Bệnh Đốm Nâu Hại Thanh Long

Thời gian gần đây, các vùng trồng thanh long trên địa bàn tỉnh ta bị bệnh đốm nâu gây hại thanh long (nông dân thường gọi là bệnh đốm trắng hay bệnh tắc kè). Bệnh có tốc độ lây lan nhanh và mức độ gây hại ngày càng tăng, làm giảm giá trị thương phẩm của trái thanh long.

14/08/2013
Các Biện Pháp Tạm Thời Trị Bệnh Đốm Trắng Trên Cây Thanh Long Các Biện Pháp Tạm Thời Trị Bệnh Đốm Trắng Trên Cây Thanh Long

Theo kết quả giám định một số mẫu bệnh đốm trắng trên cành thanh long do Chi cục Bảo vệ thực vật Bình Thuận gửi đến, qua kết quả phân lập và giám định tác nhân đã xác định tác nhân gây bệnh đốm trắng trên thanh long là do nấm Neoscytalidium dimidiatum gây ra.

14/08/2013
Hướng Dẫn Sử Dụng Phân Văn Điển Cho Cây Thanh Long Hướng Dẫn Sử Dụng Phân Văn Điển Cho Cây Thanh Long

Cây thanh long có nguồn gốc nhiệt đới, chịu hạn giỏi, nhưng không chịu được giá lạnh. Chúng dễ sống, dễ trồng, mọc được trên nhiều loại đất khác nhau.

14/02/2014
Biến Phế Phẩm Của Cây Thanh Long Thành Phân Hữu Cơ Sinh Học Biến Phế Phẩm Của Cây Thanh Long Thành Phân Hữu Cơ Sinh Học

Lâu nay, nông dân trồng thanh long VietGAP đang gặp khó trong các khâu đảm bảo vệ sinh môi trường. Một trong những nguyên do là sau khi cắt tỉa cành, phế phẩm từ cây thanh long không có chỗ tiêu hủy. Tìm biện pháp để “biến” các loại phế phẩm đó trở thành phân hữu cơ sinh học, đang là sự quan tâm của không ít nông dân trong tỉnh Bình Thuận.

27/04/2014
Kinh nghiệm phòng chống bệnh đốm nâu trên thanh long Kinh nghiệm phòng chống bệnh đốm nâu trên thanh long

Theo Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh, đến thời điểm này vẫn chưa có thuốc đặc trị loại bệnh đốm nâu trên thanh long. Tuy nhiên, ngành nông nghiệp đã có những kinh nghiệm khá hay và hiệu quả trong quá trình phòng chống bệnh...

25/06/2015