Lai Tạo Thành Công Giống Thanh Long Ruột Tím Hồng

Theo Phó Giáo sư – Tiến sĩ Nguyễn Minh Châu, Viện trưởng Viện Cây ăn quả miền Nam (SOFRI), các nhà khoa học thuộc Phòng Chọn tạo giống của Viện đã lai tạo thành công thêm một giống thanh long mới có giá trị kinh tế cao. Đó là giống thanh long ruột tím hồng có ký hiệu LĐ5.
Đây là kết quả của quá trình nghiên cứu lai tạo kiên trì trong khoảng 8 năm (từ năm 2005 đến nay) qua hai giai đoạn. Giai đoạn I (2005 – 2008), thông qua phương pháp lai hữu tính từ 4 dòng thanh long bố mẹ là: thanh long ruột trắng tỉnh Bình Thuận, thanh long ruột trắng Chợ Gạo (Tiền Giang), thanh long ruột đỏ Long Định 1 (LĐ1), dòng thanh long lai H10.
Sau đó, đánh giá hiệu quả từng dòng lai và chọn ra các dòng triển vọng có màu sắc đẹp, thịt quả hồng hay tím. Giai đoạn II (từ 2009 đến nay), đưa ra trồng khảo nghiệm các dòng lai thanh long để tuyển chọn con lai có ưu điểm vượt trội có thể nhân giống phục vụ chương trình kinh tế vườn các tỉnh, thành phía Nam.
Để khẳng định ưu điểm của giống thanh long ruột tím hồng mới lai tạo được, các nhà khoa học Viện Cây ăn quả miền Nam (SOFRI) đã thực hiện khảo nghiệm về tính khác biệt, đồng nhất và ổn định (DUS), giá trị canh tác và sử dụng (VCU); trong đó, Viện Cây ăn quả miền Nam đã trồng khảo nghiệm VCU tại 3 điểm ở các địa phương: Tiền Giang, Long An, Bà Rịa – Vũng Tàu cho kết quả rất tốt. Cụ thể: tại Tiền Giang, sau 16 tháng trồng, giống thanh long ruột tím hồng đạt năng suất 14,54 kg/trụ (vụ chính); tại Long An, đạt năng suất 11,61 kg/trụ và tại Bà Rịa – Vũng Tàu, đạt năng suất 4,89 kg/trụ.
Đáng chú ý, giống thanh long ruột tím hồng có khả năng cho trái rải vụ quanh năm với những ưu điểm vượt trội mà các nhà khoa học ghi nhận được qua trồng khảo nghiệm: sinh trưởng mạnh, cành to, quả hình trứng hoặc trứng thuôn, vỏ đẹp, tai quả xanh, thịt quả tím hồng rất bắt mắt, chất lượng quả ngon... Đặc biệt, giống thanh long ruột tím hồng mới được lai tạo nhiễm sâu bệnh ở mức ít đến trung bình nên rất thuận lợi cho sản xuất.
Theo Phó Giáo sư – Tiến sĩ Nguyễn Minh Châu, giống thanh long ruột tím hồng đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn công nhận chính thức và được Cục Trồng trọt cấp chứng nhận bảo hộ độc quyền. Trước đó, cũng thông qua công tác nghiên cứu khoa học và chọn tạo giống, các nhà khoa học của Viện đã lai tạo thành công giống thanh long ruột đỏ (ký hiệu LĐ1) đang được trồng rộng rãi tại nhiều địa phương: Tiền Giang, Long An, Bình Thuận... mang lại hiệu quả kinh tế lớn cho nông dân. Hiện nay, Viện Cây ăn quả miền Nam cũng đang bảo tồn 20 giống thanh long từ nguồn thu thập trong nước và du nhập từ nước ngoài cùng 40 giống thanh long lai, phục vụ công tác nghiên cứu, bảo tồn gen, chọn tạo giống...
Có thể bạn quan tâm

Hiện giá hành tây chỉ còn hơn 4.000 kg loại 1 nhưng rất khó bán, thị trường ế ẩm khiến các thương lái không còn mặn mà với loại mặt hàng này. Theo nhiều nông hộ, nếu bán được hành với giá 4.000 đ/kg, mỗi sào nhà vườn vẫn thua lỗ khoảng 10 triệu đồng.

Gần 3 năm qua nghề câu mực khơi xa ở xã Bình Chánh (Bình Sơn) liên tiếp bị mất mùa, mất giá khiến nhiều ngư dân phải chuyển đổi sang nghề lưới vây. Thế nhưng mùa biển năm nay ngư dân trúng đậm mùa mực, giá thu mua lại tăng lên 30% nên ai nấy cũng phấn khởi.

Vào thời điểm này, bà con ngư dân Quảng Yên (Quảng Ninh) đang tích cực bám biển để khai thác vụ cá nam và khẩn trương thu hoạch tôm nuôi vụ xuân - hè để chuẩn bị thả nuôi vụ thu - đông. Phát huy lợi thế nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản, 6 tháng đầu năm nay, tổng sản lượng thuỷ sản toàn thị xã đạt 8.364 tấn, tăng 14,8% so với cùng kỳ năm 2013. Trong đó, sản lượng khai thác 6.071 tấn và sản lượng nuôi trồng 2.293 tấn.

Trước đó vào tháng 7-2013, dự án đã chọn 162 con bò cái giống lai Sind có trọng lượng từ 200kg trở lên của các hộ chăn nuôi ở hai huyện nói trên để gieo tinh nhân tạo giống bò nhập khẩu Red Angus. Kết quả, thụ thai gần 100% và năm hộ đợt đầu thu được 11 con bê lai Red Angus.

Câu chuyện tìm đầu ra cho hạt gạo đang chồng chất khó khăn. Mà nóng nhất là nông dân Hậu Giang thu hoạch lúa Hè thu sớm trong buồn bã khi giá lúa rớt thê thảm. Đã đến lúc nhìn lại những cái lợi, cái hại của quá trình sản xuất lúa 3 vụ/năm.