Lai Tạo Thành Công Giống Bò Lai B.B.B

Thực hiện các chương trình cải tạo, nâng cấp và phát triển đàn bò vàng Việt Nam, trong những năm qua, Vĩnh Phúc đã triển khai nhiều dự án nhằm lai tạo và cải thiện đàn bò của tỉnh như Sind hóa, Zebu hóa đàn bò. Hiện nay, Vĩnh Phúc có tổng đàn bò trên 94.000 con, trong đó, đàn bò lai đã chiếm trên 70%.
Đây là điều kiện tốt để đưa các giống bò chuyên thịt, có chất lượng cao vào lai tạo để tạo ra đàn bò thịt thương phẩm năng suất, chất lượng. Tháng 6-2013, Trung tâm Giống vật nuôi của tỉnh đã thử nghiệm tinh giống bò chuyên thịt B.B.B về phối giống cho đàn bò trên địa bàn tỉnh.
Được biết, bò B.B.B (Blanc Blue Belge) là giống bò chuyên thịt của Bỉ, bò có màu lông trắng, xanh lốm đốm hoặc trắng lốm đốm, có thân hình đẹp, đồ sộ, cấu trúc xương vững chắc và cơ bắp rất phát triển.
Bê sơ sinh có khối lượng 42-45kg. Bê 6-12 tháng, tăng trọng bình quân 1.300 gram/ngày. Khi một năm tuổi bê đực nặng 470-490kg, bê cái 370-380kg. Trưởng thành bò đực nặng 1.100-1.200kg, bò cái nặng 710-720kg. Ở tuổi giết thịt, bê đực 14-16 tháng có tỷ lệ thịt xẻ 66%, thịt chất lượng, thơm ngon, dinh dưỡng cao.
Đến nay, trên địa bàn tỉnh đã lai tạo thành công giống bò B.B.B tại gia đình anh Nguyễn Văn Chiến ở thôn Thiện Kế, xã Thiện Kế (Bình Xuyên). Bê con sinh ra khỏe mạnh, phát triển bình thường, khối lượng sơ sinh 37kg.
Lai tạo giống bò B.B.B trên nền đàn bò thịt lai Sind thành đàn bò lai F1 hướng thịt, góp phần tăng sản lượng thịt bò chất lượng cao, cũng như đa dạng giống bò thịt trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới.
Có thể bạn quan tâm

Những năm gần đây, nhiều mô hình mới trong sản xuất nông nghiệp đã và đang được triển khai ở khắp các địa phương trong tỉnh, bước đầu đem lại hiệu quả kinh tế, tăng năng suất, sản lượng cây trồng và thu nhập cho người dân.

Ảnh hưởng của cơn bão số 3 kèm mưa to, gió mạnh vừa qua đã khiến nhiều diện tích rau trong tỉnh bị dập nát, hư hỏng. Người trồng rau vì thế cũng phập phồng, lo lắng khi quyết định xuống giống rau vụ đông, bởi mùa mưa bão đã bắt đầu...

Tuy không thuộc diện xây dựng nông thôn mới (XDNTM) đến năm 2015, nhưng nhờ có lợi thế về điều kiện kinh tế-xã hội, nhất là sự đồng thuận của nhân dân, nên huyện Tây Sơn và tỉnh đồng ý bổ sung xã Tây Xuân vào lộ trình hoàn thành XDNTM vào năm 2015.

Đó là anh Nguyễn Ngọc Quà, ở thôn Háo Đức, xã Nhơn An (TX An Nhơn). Từ chỗ nghèo khó, nhờ theo nghề trồng mai mà gia đình anh có “của ăn, của để”. Anh còn giúp nhiều hộ trong thôn về kỹ thuật trồng mai kiểng, tạo nhiều việc làm cho người lao động.

Nếu không có sự chuyển biến về mặt chất lượng và thay đổi về chuỗi giá trị, 20 năm tới xuất khẩu gạo Việt Nam vẫn cứ ì ạch như hiện nay, ông Nguyễn Đình Bích, chuyên gia nghiên cứu và phân tích thị trường lúa gạo Việt Nam, cảnh báo.