Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Lãi suất cho vay tái canh cà phê trong thời gian ân hạn tối đa là 7%

Lãi suất cho vay tái canh cà phê trong thời gian ân hạn tối đa là 7%
Ngày đăng: 15/05/2015

Theo đó, việc cho vay tái canh cà phê được thực hiện tại địa bàn các tỉnh thuộc khu vực Tây Nguyên, bao gồm: Lâm Đồng, Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai và Kon Tum, theo 2 phương pháp trồng tái canh cà phê và ghép cải tạo cà phê do Agribank thực hiện theo quy định tại văn bản này.

Tuy nhiên, chính sách cho vay tái canh cà phê chỉ áp dụng đối với các hợp đồng vay vốn tái canh cà phê được ký trước thời điểm ngày 31/12/2020 và đối tượng vay vốn là các tổ chức, cá nhân thực hiện tái canh cà phê tại địa bàn các tỉnh khu vực Tây Nguyên.

Mức cho vay do khách hàng và Agribank thỏa thuận nhưng tối đa là 150 triệu đồng/ha đối với phương pháp trồng tái canh cà phê và 80 triệu đồng/ha đối với phương pháp ghép cải tạo cà phê. Thời hạn cho vay tối đa là 8 năm đối với phương pháp trồng tái canh cà phê, trong đó thời gian ân hạn trả nợ gốc và lãi là 4 năm tính từ thời điểm khách hàng và Agribank ký hợp đồng vay vốn; thời hạn cho vay tối đa là 4 năm đối với phương pháp ghép cải tạo cà phê, trong đó thời gian ân hạn trả nợ gốc và lãi là 2 năm tính từ thời điểm khách hàng và Agribank ký hợp đồng vay vốn.

Lãi suất cho vay trong thời gian ân hạn trả nợ gốc và lãi do NHNN công bố hàng năm trên cơ sở mục tiêu điều hành chính sách tiền tệ của NHNN và lãi suất huy động bằng đồng Việt Nam kỳ hạn 12 tháng của Agribank nhưng không vượt quá 7%/năm.

Riêng lãi suất cho vay đối với khoản dư nợ trong thời gian ân hạn của Agribank đối với khách hàng trong năm 2015 là 7%/năm. Lãi suất cho vay sau thời gian ân hạn trả nợ gốc và lãi do NHNN công bố hàng năm trên cơ sở mục tiêu điều hành chính sách tiền tệ của NHNN và lãi suất huy động bằng đồng Việt Nam kỳ hạn 12 tháng của Agribank cộng biên độ 2,5%/năm.


Có thể bạn quan tâm

Quảng Sơn Giúp Nông Dân Làm Ăn Có Hiệu Quả Quảng Sơn Giúp Nông Dân Làm Ăn Có Hiệu Quả

Theo ông K’Siêng, Chủ tịch Hội Nông dân xã Quảng Sơn thì toàn xã hiện có 646 hội viên nông dân tham gia sinh hoạt ở 13 chi hội. Thời gian qua, để nâng cao kiến thức cho hội viên trong quá trình sản xuất, Hội đã chủ động phối hợp với cơ quan chuyên môn mở các lớp tập huấn, dạy nghề theo nhu cầu của nông dân.

11/08/2014
Ông Chiến Nuôi Thỏ Thành Công Ông Chiến Nuôi Thỏ Thành Công

Gần một năm nay, ông Lê Công Chiến (SN 1951) ngụ ở ấp 1, xã Hòa Bình, huyện Tam Nông thành công với việc nuôi thỏ. Với 4 dãy chuồng, mỗi dãy dài trên 2,5m, ngang hơn 1,5m và cao 0,5m, vào tháng 10/2013, ông nuôi 20 con thỏ giống (17 con thỏ cái và 3 con thỏ đực). Thỏ nuôi khoảng 3 tháng là đẻ.

11/08/2014
Nước Lũ Phá Vỡ Đê Bao Sản Xuất Vụ 3 Nhấn Chìm 80ha Lúa Nước Lũ Phá Vỡ Đê Bao Sản Xuất Vụ 3 Nhấn Chìm 80ha Lúa

Nông dân Nguyễn Văn Đực cho biết: “Nước tràn vào ruộng thu hoạch gặp nhiều khó khăn, lúa chỉ mới trên 70 ngày tuổi, lúa chín được nửa bông, thu hoạch được khoảng 6 bao/công. Thương lái mua giá 3.500 đồng/kg, nếu không thu hoạch thì lỗ nhiều chi phí sản xuất”.

11/08/2014
Niềm Vui Lúa Cuối Vụ Niềm Vui Lúa Cuối Vụ

Vào thời điểm này, nông dân trên địa bàn tỉnh đang bước vào giai đoạn thu hoạch lúa Hè thu cuối vụ. Khác với thời điểm cách nay khoảng một tháng, hiện tình hình tiêu thụ lúa rất thuận lợi khi giá tăng, thương lái đẩy mạnh thu mua.

11/08/2014
Người K'Ho Thoát Nghèo Từ Dâu Tây Người K'Ho Thoát Nghèo Từ Dâu Tây

Không chỉ những nông hộ có truyền thống trồng dâu tây, hiện nhiều bà con người dân tộc K’Ho ở thị trấn Lạc Dương cũng đã gắn bó với loại trái cây đặc sản này. Cây dâu tây đã trở thành cây trồng quen thuộc và ngày càng được mở rộng diện tích tại đây.

11/08/2014