Lại Sốt Chanh Dây

Thời gian gần đây, ở các xã Đắk Sin, Hưng Bình, Đạo Nghĩa và thị trấn Kiến Đức (Đắk R’lấp - Đăk Nông), việc thu mua chanh dây như đang lên cơn “sốt”. Chị Đỗ Thị Thu ở xã Đắk Sin cho biết: “Gia đình tôi hiện còn 2 sào chanh dây, thu hoạch tới đâu, tư thương vào mua hết tới đó, kể cả những quả chất lượng xấu. Gia đình tôi đang tính đầu tư trồng chanh dây tiếp trên 3 sào đất trống còn lại”.
Còn anh Lê Viết Lĩnh ở thôn 5, xã Đắk Sin bồi hồi: “Hơn hai tháng qua, thấy tư thương lùng sục tìm mua chanh dây, có lúc lên 20.000 đồng/kg đã khiến tôi và nhiều bà con trong thôn nôn nóng quá, đang tính trồng lại”.
Khảo sát thị trường cho thấy tình trạng tranh nhau mua bán, đẩy giá chanh dây lên cao bất thường đang diễn ra hàng ngày Ông Nguyễn Thái Bình, phụ trách sản xuất, Nhà máy chế biến nước ép trái cây, Công ty TNHH Công nghiệp Thực phẩm Giai Mỹ (Đắk R’lấp) nói: "Hiện tại chúng tôi không thể cạnh tranh thu mua được nguyên liệu với tư thương vì mức giá có khi được đẩy lên đến 28.000 đồng/kg chanh dây loại tốt. Với giá này, nhà máy sản xuất ra không thể có lời".
Trước việc nhiều nông dân địa phương đã và đang có ý định trồng cây chanh dây, ông Nguyễn Văn Dương, Phó Chủ tịch UBND huyện Đắk R’lấp cho biết: “Bà con nông dân không nên chạy đua trồng chanh dây vì rủi ro còn khá cao. Những năm trước, lúc cao điểm, toàn huyện có hơn 600 ha cây chanh dây, nhưng “đầu ra” rất hạn chế.
Nguồn cung nhiều kéo giá chanh dây có lúc chỉ còn 2.000-3.000 đồng/kg và buộc nhiều nhà vườn phải chặt bỏ…Vì vậy, hiện nay bà con có trồng chanh dây cũng chỉ nên tận dụng những khoảnh đất trống, chưa có kế hoạch canh tác cây trồng khác”.
Liên quan đến vấn đề này, ông Đỗ Ngọc Duyên, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT khẳng định: “Hiện tại, tỉnh không khuyến khích nông dân trồng cây chanh dây nhiều. Vì căn cứ vào sức tiêu thụ thực tế, toàn tỉnh chỉ cần trồng khoảng 150 ha cây chanh dây là đủ.
Do đó, nông dân có nhu cầu trồng cây chanh dây thì nên tìm hiểu kỹ thị trường, cũng như chủ trương phát triển cây trồng của tỉnh. Ngành Nông nghiệp khuyến cáo, nông dân không nên trồng chanh dây một cách ồ ạt, hạn chế chặt phá cây trồng có giá trị kinh tế để thay thế cây trồng này. Vì ngoài giá cả bấp bênh, vấn đề dịch bệnh cũng sẽ là những rủi ro lớn khi chăm sóc cây trồng này”.
Có thể nói, ngành Nông nghiệp và các địa phương giờ lại “khản cổ” khuyến cáo nông dân hạn chế trồng cây chanh dây, nhưng có lẽ, vì lợi nhuận trước mắt mà nhiều nông dân cứ tiếp tục trồng cây chanh dây, quên rằng hiểm họa vẫn đang rình rập mình.
Có thể bạn quan tâm

Từ việc xác định được những lợi thế, tiềm năng phát triển chăn nuôi bò sữa, nên từ năm 1995, Thanh Hóa có chủ trương lai tạo nâng cao tầm vóc đàn bò vàng nội; trong đó có việc lai tạo, phát triển đàn bò lai hướng sữa.

Trồng hoa súng phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng của miền Trung. Nắm bắt được điều này, 2 lão nông Ông Văn Trinh và Phan Ngọc Thành, phường Hòa Thọ Tây, quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng quyết định đầu tư và đã thu tiền triệu mỗi ngày

Với sự năng động dám nghĩa, dám làm, từ đôi bàn tay và bằng kiến thức tự tích lũy được qua học tập, giờ anh đã có một trang trại lúa và hoa màu trị giá bạc tỷ. Anh là Lưu Trọng Khánh, thôn Phú Cường, xã Ngọc Vân, huyện Tân Yên (Bắc Giang)

Cứ thứ 7 hàng tuần, người dân ở các thôn, bản thuộc xã Hùng Lợi, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang lại tấp nập dắt trâu, bò ra bãi đất trống bên dòng sông Phó Đáy hiền hòa để trao đổi, buôn bán. Vì thế mà người dân gọi đây là chợ trâu Hùng Lợi. Hàng hóa ở đây chẳng có gì khác ngoài những chú trâu, bò lừng lững. Chợ bắt đầu họp từ lúc trời tờ mờ sáng cho đến trưa mới tan, có những phiên số lượng trâu, bò mang ra bán lên đến vài chục con. Không ai biết chính xác chợ trâu được hình thành từ khi nào nhưng giờ đây chợ trâu xã Hùng Lợi đã trở thành nét sinh hoạt văn hóa đặc sắc của một xã thuần nông miền núi.

Hiện tượng cá nổi đầu vào buổi sáng rất phổ biến và thường gặp trong các ao nuôi cá, chủ yếu do thiếu ôxy. Trong ao nuôi, ôxy có được là do sự khuếch tán từ không khí và trong tầng nước, nhờ quá trình quang hợp của tảo, nhờ các máy sục khí, máy quạt nước, …Ôxy bị mất đi chủ yếu do quá trình hô hấp của tôm, cá, tảo, vi khuẩn và phân hủy các vật chất lắng tụ ở đáy ao