Lãi lớn từ nuôi lươn bồn xi măng

Hơn 10 năm nay, gia đình ông Võ Văn Lớn ở ấp Phú Điền, xã Phú Thành A, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp có nguồn lãi ổn định từ nghề nuôi lươn trong bồn xi măng và bồn lót bạt cạnh nhà.
Ông Lớn phấn khởi khi thu hoạch lươn
Trước đây, ông Lớn chỉ có 10 cái bồn, mỗi năm nuôi hơn 5.000 con lươn giống. Sau 8 tháng nuôi, thu lãi bình quân trên 20 triệu đồng/năm.
Từ năm 2017, được Quỹ hỗ trợ nông dân cho vay 30 triệu đồng, ông mở rộng lên 45 bồn, mỗi bồn rộng từ 9 - 12 m2, hằng năm, ông thả nuôi 20.000 con lươn giống.
Trong 2 năm 2017 và 2018, ông Lớn thu hoạch được 4,5 - 5 tấn lươn thương phẩm; với giá bán bình quân 200.000 - 235.000 đồng/kg, sau khi trừ chi phí, ông còn lãi 300 - 350 triệu đồng/năm.
Vụ nuôi năm nay, ông Lớn đang nuôi 9.000 con lươn, trọng lượng trung bình trên 250 g/con, được thương lái trả 205.000 đồng/kg, nhưng ông chưa bán mà chờ giá nhích lên cao hơn.
Ông Võ Văn Lớn bày tỏ: “Ấp của tôi 10 người thì nuôi chắc cũng đến chín người rưỡi rồi. Thành ra con lươn này nuôi là thoát nghèo bền vững. Con lươn này giá cả lên xuống nhưng không có chênh lệch...”.
Có thể bạn quan tâm

Hiện nay, diện tích nuôi tôm áp dụng công nghệ cao như: mô hình VietGap, mô hình nuôi tôm sạch, nuôi tôm theo công nghệ Biofloc

Nhóm bạn trẻ gồm các anh: Dương Văn Ích, Nguyễn Văn Hùng, Bùi Công Ngọc và Nguyễn Chung đã đấu thầu 30 ha mặt nước để đầu tư nuôi cá nước ngọt

Nhằm đối phó với tình trạng này, công nghệ biofloc với các hệ thống module an toàn sinh học đã trở thành một giải pháp hữu hiệu cho ngành nuôi tôm bền vững

Vôi được sử dụng rộng rãi với nhiều công dụng khác nhau với số lượng lớn trong nghề nuôi trồng thủy sản. Chúng ta có thể dựa 2 chỉ tiêu nói trên để đánh giá

Mô hình luân canh một vụ tôm, một vụ lúa (tôm – lúa) là loại hình sản xuất đặc trưng và quan trọng trong cơ cấu nuôi tôm nước lợ ở các tỉnh ven biển vùng ĐBSCL