Lãi lớn từ nuôi lươn bồn xi măng

Hơn 10 năm nay, gia đình ông Võ Văn Lớn ở ấp Phú Điền, xã Phú Thành A, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp có nguồn lãi ổn định từ nghề nuôi lươn trong bồn xi măng và bồn lót bạt cạnh nhà.
Ông Lớn phấn khởi khi thu hoạch lươn
Trước đây, ông Lớn chỉ có 10 cái bồn, mỗi năm nuôi hơn 5.000 con lươn giống. Sau 8 tháng nuôi, thu lãi bình quân trên 20 triệu đồng/năm.
Từ năm 2017, được Quỹ hỗ trợ nông dân cho vay 30 triệu đồng, ông mở rộng lên 45 bồn, mỗi bồn rộng từ 9 - 12 m2, hằng năm, ông thả nuôi 20.000 con lươn giống.
Trong 2 năm 2017 và 2018, ông Lớn thu hoạch được 4,5 - 5 tấn lươn thương phẩm; với giá bán bình quân 200.000 - 235.000 đồng/kg, sau khi trừ chi phí, ông còn lãi 300 - 350 triệu đồng/năm.
Vụ nuôi năm nay, ông Lớn đang nuôi 9.000 con lươn, trọng lượng trung bình trên 250 g/con, được thương lái trả 205.000 đồng/kg, nhưng ông chưa bán mà chờ giá nhích lên cao hơn.
Ông Võ Văn Lớn bày tỏ: “Ấp của tôi 10 người thì nuôi chắc cũng đến chín người rưỡi rồi. Thành ra con lươn này nuôi là thoát nghèo bền vững. Con lươn này giá cả lên xuống nhưng không có chênh lệch...”.
Có thể bạn quan tâm

Theo một nghiên cứu mới, mật độ thả thấp hơn trong các trang trại cá hồi có thể dẫn đến mức độ nhiễm rận biển trên mỗi con cá.

Nuôi trồng thủy sản bằng nước thải được cho là một phương pháp công nghệ thấp và bền vững để cung cấp protein động vật trong khi đầu tư vào cơ sở hạ tầng xử lý

Cá bố mẹ hoang dã vẫn được thu thập rộng rãi - cả để nuôi trồng thủy sản và phục vụ mục đích thả giống - nhưng để đảm bảo sức khỏe và phúc lợi của những con cá

Thực vật phù du đóng một vai trò quan trọng trong sinh thái ao và ảnh hưởng đến chất lượng nước. Mặc dù, chúng thường có lợi, nhưng trong một số điều kiện

Để đảm bảo tiến độ lịch thả nuôi tôm cũng như bảo vệ diện tích tôm nuôi nước lợ đã và đang xuống giống, nhiều địa phương đã đưa ra những khuyến cáo cần thiết