Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Lãi Lớn Từ Chim Cút

Lãi Lớn Từ Chim Cút
Ngày đăng: 16/08/2014

Giá chim cút liên tục ở mức khá từ 40.000 – 50.000 đ/kg đang giúp nhiều hộ chăn nuôi tại huyện Trảng Bom (Đồng Nai) thu lãi lớn.

Nghề nuôi chim cút tại Đồng Nai đã và đang đem lại mức thu nhập lý tưởng cho không ít bà con nông dân. Nhiều hộ đã tận dụng được hiệu quả kinh tế từ nghề này để thoát nghèo, dần trở nên khấm khá, có hộ nuôi lớn mỗi năm thu lãi hàng trăm triệu đồng.

Đến làng cút tại ấp Thái Hòa, xã Hố Nai 3, huyện Trảng Bom, thấy hàng loạt những trại cút nằm giữa những tán cây, mỗi hộ cách nhau khoảng chừng vài chục mét. Chạy một vòng quanh hai xóm 3 và 4, chúng tôi đếm chừng trên 40 trang trại chim cút. Mọi người ở đây gọi xóm này là “làng cút Bắc”, bởi các hộ dân nuôi cút đều là dân Bắc vào, đa số đến từ Hưng Yên.

Chị Nguyễn Thị Thạnh (ấp Thái Hòa, xã Hố Nai 3) nói: “Gia đình tôi nuôi chim cút tính đến nay cũng đã 13 năm”. Gia đình chị hiện nuôi hơn 10.000 cút thịt, mỗi tháng thu về hơn chục triệu đồng tiền lãi.

Tương tự, gia đình anh Nguyễn Văn Khánh từ Hưng Yên vào đây sinh sống từ năm 2008 và cũng tham gia nuôi chim cút. Anh nói: “Tôi bỏ nghề nuôi heo và đầu tư chuồng trại, con giống để cùng tham gia nuôi chim cút. Ban đầu cũng bị thua lỗ vì kỹ thuật chưa tốt, chim bệnh, chết nhiều.

Tuy nhiên, chỉ năm thứ 2 trở đi là quen rồi, có lãi”. Với những khoản lãi từ nuôi cút hàng năm, anh Khánh mở rộng thêm chuồng trại, đến nay mỗi vụ anh nuôi hơn 15.000 cút trứng, cút thịt, trừ hết vốn đầu tư cũng lãi trung bình 120 triệu đồng/năm.

Đặc biệt, hộ anh Phạm Văn Giáp (tổ 4, ấp Thái Hòa, xã Hố Nai 3), người hiện đang có tổng đàn lớn nhất xã với 4 trang trại, nuôi gần 40.000 con (20.000 cút thịt và 20.000 cút trứng). Hiện mỗi ngày 20.000 cút trứng của anh cho khoảng 20.000 quả trứng đều đặn, mỗi ngày thu từ 8 - 10 triệu đồng tiền bán trứng. Đối với 20.000 cút thịt, giá thị trường hiện này khoảng 40.000 – 50.000 đ/kg, mỗi tháng anh Giáp thu lãi trên 20 triệu đồng.

Theo anh Giáp, để nuôi cút thành công, người nuôi nên tham gia các khóa học về nuôi gia súc, gia cầm, học hỏi từ các chuyên gia về vấn đề dịch bệnh, thuốc, thức ăn, kỹ thuật chăm sóc chim cút thế nào để tạo nền tảng vững chắc trước khi đầu tư nuôi kinh doanh...

Hiện tại, trên địa bàn tỉnh Đồng Nai có tổng đàn chim cút khoảng 5 triệu con, tập trung chủ yếu ở ba huyện Trảng Bom, Thống Nhất, Xuân Lộc. Ông Trần Văn Quang - Chi cục trưởng Chi cục Thú y Đồng Nai cho biết: “Nuôi chim cút đang là nghề đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Nuôi cút không cần vốn đầu tư lớn, thời gian khai thác trứng dài, cho năng suất cao. Đặc biệt hiện nay thị trường tiêu thụ chim cút đang phát triển khá tốt, đầu ra thuận lợi nên đa phần người nuôi đều có thu nhập ổn định”.


Có thể bạn quan tâm

Tỷ Phú Cá Lăng Đuôi Đỏ Tỷ Phú Cá Lăng Đuôi Đỏ

Ông Nguyễn Nhật Lệ, GĐ Trung tâm Khuyến nông Đăk Lăk cho biết, toàn tỉnh có khoảng 150 hộ nuôi cá lăng đuôi đỏ với diện tích 15 ha, chủ yếu nuôi trong ao đất và lồng bè. Điển hình là hộ anh Nguyễn Minh Tuấn, người tiên phong nuôi cá lăng đuôi đỏ ở hồ Ea Kao.

07/07/2013
Vì Sao Phải Ứng Dụng Tiêu Chuẩn Sản Xuất An Toàn Thực Phẩm Trên Cây Trái? Vì Sao Phải Ứng Dụng Tiêu Chuẩn Sản Xuất An Toàn Thực Phẩm Trên Cây Trái?

Đó là chủ đề chính trong hội thảo khoa học vừa được Sở Khoa học và Công nghệ, UBND huyện Chợ Lách và Ban Quản lý Dự án DBRP phối hợp tổ chức tại Chợ Lách (Bến Tre). Nhiều nhà khoa học đến từ các viện, trường và hàng trăm nông dân trong, ngoài tỉnh đã đến dự.

07/07/2013
Mở Rộng Mô Hình Chăn Nuôi Hươu Quy Mô Lớn Ở Hương Sơn (Hà Tĩnh) Mở Rộng Mô Hình Chăn Nuôi Hươu Quy Mô Lớn Ở Hương Sơn (Hà Tĩnh)

Lâu nay, nghề chăn nuôi hươu ở huyện miền núi Hương Sơn đã góp phần quan trọng trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xóa đói giảm nghèo, nâng cao thu nhập cho nhân dân. Đặc biệt trong thời gian gần đây bằng nhiều cơ chế, chính sách khuyến khích phù hợp nên nghề chăn nuôi hươu trên địa bàn đã có bước phát triển vượt bậc, việc xây dựng mô hình theo hướng tập trung hàng hóa thực sự có sức lan tỏa rộng lớn trong nếp nghĩ, cách làm của hầu hết người dân.

08/04/2013
Tập Huấn Kỹ Thuật Phòng Trừ Ruồi Đục Quả Táo Tập Huấn Kỹ Thuật Phòng Trừ Ruồi Đục Quả Táo

Tại buổi tập huấn, cán bộ kỹ thuật hướng dẫn bà con tìm hiểu các triệu chứng, đặc điểm, chu trình gây hại của ruồi đục quả và biện pháp phòng trừ bằng bẫy bả sinh học Ento – Pro. Qua đó giúp nông dân phòng trừ sâu bệnh hiệu quả, nâng cao năng suất, chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm cho sản phẩm táo.

15/08/2013
Hiệu Quả Cánh Đồng Mẫu Vùng Đầu Nguồn An Giang Hiệu Quả Cánh Đồng Mẫu Vùng Đầu Nguồn An Giang

Tổng kết sản xuất vụ thu đông năm 2012, nông dân xã Tân Thạnh – vùng đầu nguồn của thị xã. Tân Châu (tỉnh An Giang) vô cùng phấn khởi bởi hiệu quả từ cánh đồng mẫu mang lại. Với năng suất thu hoạch đạt 7,1 tấn/ha, giá lúa 5.000 đồng/kg, giá thành sản xuất chỉ 2.800 đồng/kg; sau khi trừ chi phí còn thu lợi nhuận trên mỗi ha 15,5 triệu đồng.

21/02/2013