Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Lãi Lớn Từ Chim Cút

Lãi Lớn Từ Chim Cút
Ngày đăng: 16/08/2014

Giá chim cút liên tục ở mức khá từ 40.000 – 50.000 đ/kg đang giúp nhiều hộ chăn nuôi tại huyện Trảng Bom (Đồng Nai) thu lãi lớn.

Nghề nuôi chim cút tại Đồng Nai đã và đang đem lại mức thu nhập lý tưởng cho không ít bà con nông dân. Nhiều hộ đã tận dụng được hiệu quả kinh tế từ nghề này để thoát nghèo, dần trở nên khấm khá, có hộ nuôi lớn mỗi năm thu lãi hàng trăm triệu đồng.

Đến làng cút tại ấp Thái Hòa, xã Hố Nai 3, huyện Trảng Bom, thấy hàng loạt những trại cút nằm giữa những tán cây, mỗi hộ cách nhau khoảng chừng vài chục mét. Chạy một vòng quanh hai xóm 3 và 4, chúng tôi đếm chừng trên 40 trang trại chim cút. Mọi người ở đây gọi xóm này là “làng cút Bắc”, bởi các hộ dân nuôi cút đều là dân Bắc vào, đa số đến từ Hưng Yên.

Chị Nguyễn Thị Thạnh (ấp Thái Hòa, xã Hố Nai 3) nói: “Gia đình tôi nuôi chim cút tính đến nay cũng đã 13 năm”. Gia đình chị hiện nuôi hơn 10.000 cút thịt, mỗi tháng thu về hơn chục triệu đồng tiền lãi.

Tương tự, gia đình anh Nguyễn Văn Khánh từ Hưng Yên vào đây sinh sống từ năm 2008 và cũng tham gia nuôi chim cút. Anh nói: “Tôi bỏ nghề nuôi heo và đầu tư chuồng trại, con giống để cùng tham gia nuôi chim cút. Ban đầu cũng bị thua lỗ vì kỹ thuật chưa tốt, chim bệnh, chết nhiều.

Tuy nhiên, chỉ năm thứ 2 trở đi là quen rồi, có lãi”. Với những khoản lãi từ nuôi cút hàng năm, anh Khánh mở rộng thêm chuồng trại, đến nay mỗi vụ anh nuôi hơn 15.000 cút trứng, cút thịt, trừ hết vốn đầu tư cũng lãi trung bình 120 triệu đồng/năm.

Đặc biệt, hộ anh Phạm Văn Giáp (tổ 4, ấp Thái Hòa, xã Hố Nai 3), người hiện đang có tổng đàn lớn nhất xã với 4 trang trại, nuôi gần 40.000 con (20.000 cút thịt và 20.000 cút trứng). Hiện mỗi ngày 20.000 cút trứng của anh cho khoảng 20.000 quả trứng đều đặn, mỗi ngày thu từ 8 - 10 triệu đồng tiền bán trứng. Đối với 20.000 cút thịt, giá thị trường hiện này khoảng 40.000 – 50.000 đ/kg, mỗi tháng anh Giáp thu lãi trên 20 triệu đồng.

Theo anh Giáp, để nuôi cút thành công, người nuôi nên tham gia các khóa học về nuôi gia súc, gia cầm, học hỏi từ các chuyên gia về vấn đề dịch bệnh, thuốc, thức ăn, kỹ thuật chăm sóc chim cút thế nào để tạo nền tảng vững chắc trước khi đầu tư nuôi kinh doanh...

Hiện tại, trên địa bàn tỉnh Đồng Nai có tổng đàn chim cút khoảng 5 triệu con, tập trung chủ yếu ở ba huyện Trảng Bom, Thống Nhất, Xuân Lộc. Ông Trần Văn Quang - Chi cục trưởng Chi cục Thú y Đồng Nai cho biết: “Nuôi chim cút đang là nghề đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Nuôi cút không cần vốn đầu tư lớn, thời gian khai thác trứng dài, cho năng suất cao. Đặc biệt hiện nay thị trường tiêu thụ chim cút đang phát triển khá tốt, đầu ra thuận lợi nên đa phần người nuôi đều có thu nhập ổn định”.


Có thể bạn quan tâm

Thiệt Hại Hơn 500 Tỷ Đồng Do Giá Heo Hơi Giảm Mạnh Thiệt Hại Hơn 500 Tỷ Đồng Do Giá Heo Hơi Giảm Mạnh

Chi cục Thú y tỉnh Đồng Nai cho biết, tỉnh Đồng Nai có tổng số đàn heo lớn nhất cả nước với hơn 1,2 triệu con đang nuôi tại 1.261 trang trại, trung bình mỗi ngày có 4.000 con heo được xuất bán. Sau khi có thông tin một số trường hợp sử dụng chất cấm trong chăn nuôi tại Đồng Nai, người tiêu dùng đã giảm sử dụng thịt heo, giá heo hơi trên thị trường giảm mạnh, từ 56.000 đồng/kg giảm còn 42.000 đồng/kg, gây thiệt hại nặng cho ngành chăn nuôi của địa phương. Theo đánh giá của Hiệp hội Chăn nuôi tỉnh Đồng Nai, thiệt hại do giá heo giảm trong thời gian qua ước tính hơn 500 tỷ đồng.

20/04/2012
Người Kiên Giang Đầu Tiên Sản Xuất Giống Tôm Sú Người Kiên Giang Đầu Tiên Sản Xuất Giống Tôm Sú

Năm 2002, anh Nguyễn Trung Hiếu quyết định từ bỏ công việc ở phòng nông nghiệp huyện để về quê xây dựng cơ sở sản xuất tôm sú giống. Anh Hiếu tâm sự, thấy dân mình đầu tư nuôi tôm ngày càng nhiều nhưng nguồn con giống lại phải mua ở tỉnh khác, nguồn giống trôi nổi nên rất dễ xảy ra dịch bệnh. Vậy là mình quyết tâm làm, vừa làm vừa học. Đến khi đã sản xuất thành công tôm sú giống rồi thì lại "bí" đầu ra. Khó khăn càng chồng chất.

14/07/2012
Nuôi Tôm Sú, Cá Ba Sa Và Cá Tra An Toàn Nuôi Tôm Sú, Cá Ba Sa Và Cá Tra An Toàn

Mục tiêu nhằm tạo ra được sản phẩm thuỷ sản chất lượng và an toàn thực phẩm phục vụ tiêu dùng, xuất khẩu; đánh giá được hiện trạng an toàn vệ sinh thực phẩm trong nuôi trồng thủy sản cũng như hiệu quả kinh tế các mô hình. Xin giới thiệu những giải pháp để bà con tham khảo:

14/07/2012
Triển Khai Mô Hình Nuôi Cá Điêu Hồng Thương Phẩm Ở Ninh Thuận Triển Khai Mô Hình Nuôi Cá Điêu Hồng Thương Phẩm Ở Ninh Thuận

Được sự hỗ trợ về kinh phí, giống và kỹ thuật, xã Xuân Hải (Ninh Hải - Ninh Thuận) đã triển khai mô hình “Nuôi cá điêu hồng thương phẩm” tại 5 hộ nông dân ở thôn Thành Sơn, với diện tích 1,2 ha, tổng kinh phí hơn 482 triệu đồng.

21/04/2012
Miền Trung - Tây Nguyên: Thách Thức Trong Vụ Hè Thu Miền Trung - Tây Nguyên: Thách Thức Trong Vụ Hè Thu

Báo cáo của Cục Trồng trọt cho biết: Trước khi bước vào vụ sản xuất ĐX của các tỉnh miền Trung - Tây Nguyên gặp rất nhiều khó khăn do 5 đợt lũ lớn liên tục nối tiếp nhau gây nhiều thiệt hại về người và tài sản, giống bị trôi, đồng ruộng bị sa bồi thuỷ phá, nhiều công trình thuỷ lợi bị hư hỏng nặng

15/07/2012