Lãi Lớn Từ Chim Cút

Giá chim cút liên tục ở mức khá từ 40.000 – 50.000 đ/kg đang giúp nhiều hộ chăn nuôi tại huyện Trảng Bom (Đồng Nai) thu lãi lớn.
Nghề nuôi chim cút tại Đồng Nai đã và đang đem lại mức thu nhập lý tưởng cho không ít bà con nông dân. Nhiều hộ đã tận dụng được hiệu quả kinh tế từ nghề này để thoát nghèo, dần trở nên khấm khá, có hộ nuôi lớn mỗi năm thu lãi hàng trăm triệu đồng.
Đến làng cút tại ấp Thái Hòa, xã Hố Nai 3, huyện Trảng Bom, thấy hàng loạt những trại cút nằm giữa những tán cây, mỗi hộ cách nhau khoảng chừng vài chục mét. Chạy một vòng quanh hai xóm 3 và 4, chúng tôi đếm chừng trên 40 trang trại chim cút. Mọi người ở đây gọi xóm này là “làng cút Bắc”, bởi các hộ dân nuôi cút đều là dân Bắc vào, đa số đến từ Hưng Yên.
Chị Nguyễn Thị Thạnh (ấp Thái Hòa, xã Hố Nai 3) nói: “Gia đình tôi nuôi chim cút tính đến nay cũng đã 13 năm”. Gia đình chị hiện nuôi hơn 10.000 cút thịt, mỗi tháng thu về hơn chục triệu đồng tiền lãi.
Tương tự, gia đình anh Nguyễn Văn Khánh từ Hưng Yên vào đây sinh sống từ năm 2008 và cũng tham gia nuôi chim cút. Anh nói: “Tôi bỏ nghề nuôi heo và đầu tư chuồng trại, con giống để cùng tham gia nuôi chim cút. Ban đầu cũng bị thua lỗ vì kỹ thuật chưa tốt, chim bệnh, chết nhiều.
Tuy nhiên, chỉ năm thứ 2 trở đi là quen rồi, có lãi”. Với những khoản lãi từ nuôi cút hàng năm, anh Khánh mở rộng thêm chuồng trại, đến nay mỗi vụ anh nuôi hơn 15.000 cút trứng, cút thịt, trừ hết vốn đầu tư cũng lãi trung bình 120 triệu đồng/năm.
Đặc biệt, hộ anh Phạm Văn Giáp (tổ 4, ấp Thái Hòa, xã Hố Nai 3), người hiện đang có tổng đàn lớn nhất xã với 4 trang trại, nuôi gần 40.000 con (20.000 cút thịt và 20.000 cút trứng). Hiện mỗi ngày 20.000 cút trứng của anh cho khoảng 20.000 quả trứng đều đặn, mỗi ngày thu từ 8 - 10 triệu đồng tiền bán trứng. Đối với 20.000 cút thịt, giá thị trường hiện này khoảng 40.000 – 50.000 đ/kg, mỗi tháng anh Giáp thu lãi trên 20 triệu đồng.
Theo anh Giáp, để nuôi cút thành công, người nuôi nên tham gia các khóa học về nuôi gia súc, gia cầm, học hỏi từ các chuyên gia về vấn đề dịch bệnh, thuốc, thức ăn, kỹ thuật chăm sóc chim cút thế nào để tạo nền tảng vững chắc trước khi đầu tư nuôi kinh doanh...
Hiện tại, trên địa bàn tỉnh Đồng Nai có tổng đàn chim cút khoảng 5 triệu con, tập trung chủ yếu ở ba huyện Trảng Bom, Thống Nhất, Xuân Lộc. Ông Trần Văn Quang - Chi cục trưởng Chi cục Thú y Đồng Nai cho biết: “Nuôi chim cút đang là nghề đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Nuôi cút không cần vốn đầu tư lớn, thời gian khai thác trứng dài, cho năng suất cao. Đặc biệt hiện nay thị trường tiêu thụ chim cút đang phát triển khá tốt, đầu ra thuận lợi nên đa phần người nuôi đều có thu nhập ổn định”.
Có thể bạn quan tâm

Theo các chủ tàu chi phí viền thép sẽ tăng kinh phí lên từ 200- 250 triệu/chiếc, nhưng ngư dân nào cũng làm. Bởi ngoài việc chống xước lưới mỗi khi kéo cá về, viền thép sẽ tăng độ chịu va chạm giữa các tàu với nhau, nhất là những cú va chạm lớn. Mỗi lần vươn khơi, rủi ro luôn rình rập ngư dân. Do vậy việc chọn cách viền thép cho tàu, họ mong muốn tăng độ an toàn để có được những phiên biển dài ngày hơn.

Cây bắp có vị trí quan trọng sau cây lúa. Hiện ở ĐBSCL, cây bắp được đưa vào luân canh trên đất lúa nhằm giảm bớt sức ép sản xuất nhiều lúa gạo mà giá cả không ổn định, trong lúc thiếu thức ăn chăn nuôi phải nhập khẩu hơn 3 tỷ USD/năm.

Philippines nhập khẩu khoảng 1 triệu tấn gạo từ Việt Nam vào tháng 5 – 8/2014 để dự trữ và kiểm soát giá gạo trong nước. Hiện nước này đang lên kế hoạch nhập khẩu thêm 200.000 tấn gạo giao tháng 9/2014 nhằm đảm bảo lương thực sau khi cơn bão Thần Sấm tàn phá nhiều vùng trồng lúa trong cả nước.

Huyện Tủa Chùa hiện có 66 công trình thủy lợi, đảm bảo nước tưới cho 1.101,5ha lúa mùa; 368ha lúa chiêm và 4ha thủy sản. Bên cạnh đó, các công trình thủy lợi còn đảm bảo nước tưới cho trên 300ha rau màu, cây công nghiệp; cung cấp hàng triệu mét khối nước phục vụ sinh hoạt và chăn nuôi.

6.000 tấn bán sang Trung Quốc mỗi ngày như hiện tại (riêng cửa khẩu Tân Thanh - Lạng Sơn) thì chỉ hơn tuần nữa dưa hấu lại khan hiếm.