Lại lo quả vải được mùa mất giá

Ngày 31-5, trao đổi với Tuổi Trẻ, nhiều hộ dân ở vùng trồng vải Lục Ngạn, Bắc Giang cho biết vẫn lo được mùa mất giá.
Theo ông Phùng Trần Hoạt, chủ vườn vải ở xã Hồng Giang (Lục Ngạn, Bắc Giang), vải thu hoạch sớm ở huyện Lục Ngạn đã được bán đi các vùng, tuy nhiên, vải chính vụ thì nửa tháng nữa mới thu hoạch được.
Theo ghi nhận, năm nay có thể sản lượng quả vải khá tốt, nên nỗi lo mất giá vẫn nặng. Ông Hoạt bày tỏ lo lắng khi chưa có doanh nghiệp nào cam kết giá để mua, dù người dân đã trồng theo tiêu chuẩn VietGap.
Anh Nguyễn Văn Lưu, thôn Kép 1, xã Hồng Giang cũng cho biết từ đầu năm đến nay, có nhiều đoàn doanh nghiệp thăm vườn vải của mình, tuy nhiên, vẫn chưa có doanh nghiệp nào cam kết giá.
Hiện đã xuất hiện một vài thương lái Trung Quốc sang mua vải, tuy nhiên, giá mua vải sớm khoảng 20.000đ/kg, theo ông Chu Văn Báo, trưởng phòng Nông nghiệp huyện Lục Ngạn.
Trong khi đó, ông Hoạt nêu do trồng tiêu chuẩn VietGap, người dân mong muốn bán vải ở mức khoảng 30.000đ/kg.
Theo ghi nhận của Tuổi Trẻ, quả vải sớm của Bắc Giang đã bắt đầu vào siêu thị. Ngày 31-5, siêu thị BigC đã bắt đầu bày bán vải với giá niêm yết 32.000đ/kg. Tuy nhiên, quả vải được khuyến mại, được bán với giá chính thức chỉ 16.900đ/kg.
Có thể bạn quan tâm

Mùa này về Yên Châu (Sơn La), khách thập phương thường mua mấy cân xoài về làm quà. Xoài tròn ở đất này đã trở thành thương hiệu. Hiện nay, Yên Châu (Sơn La) có trên 580 ha trồng xoài, trong đó có gần 400 ha đang cho thu hoạch, với sản lượng khoảng 1.000 tấn quả.

Anh út Hận (chợ Ba Thê cũ, xã Bình Thành, Thoại Sơn, An Giang) cho biết: Từ cuối tháng 5/2013, thương lái các tỉnh phía Bắc đã vào thu mua rắn hổ hèo thương phẩm nên giá bán tăng từ 500.000 đồng/kg lên 650.000 đồng/kg.

Chiều 7.6, tại TP.Quy Nhơn, Bình Định, Tổng cục Thủy lợi (Bộ NNPTNT) phối hợp với Sở NNPTNT Bình Định tổ chức hội nghị triển khai các giải pháp phòng, chống hạn hán, xâm nhập mặn và tưới tiết kiệm nước cho lúa hè thu cho các tỉnh khu vực miền Trung.

Tỷ lệ thất thoát sau thu hoạch trong lĩnh vực thủy sản hiện là 20 - 25% đã đặt ra yêu cầu cấp bách đối với việc nghiên cứu công nghệ bảo quản cùng với việc đẩy mạnh tuyên truyền cho ngư dân. Bên cạnh đó, ngư dân cũng rất cần được tiếp cận thuận lợi với nguồn vốn ưu đãi để đầu tư thiết bị giảm tổn thất sau thu hoạch.

“Mấy tháng qua, gần 100.000 con lươn giống lút chút như thế này đã được “xuất ngoại” sang Nhật Bản rồi đấy!”. Vừa vớt những con lươn bột nhỏ xíu trong thau lên, kỹ sư Đoàn Kim Sơn, giảng viên Trường ĐH Nông Lâm TP HCM, vừa trò chuyện. Bên cạnh công việc của một người thầy, kỹ sư Sơn còn là chủ trang trại Sơn Ca 1 (huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang) và Sơn Ca 2 (huyện Hóc Môn, TP HCM).