Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Lãi Hơn Nửa Tỉ Một Năm Nhờ Nuôi Gà

Lãi Hơn Nửa Tỉ Một Năm Nhờ Nuôi Gà
Ngày đăng: 10/06/2012

Đến xã Lạc Tấn, huyện Tân Trụ (Long An), ai cũng biết anh Trịnh Văn Bé Sáu là nông dân điển hình thực hiện nuôi gà thả vườn theo hướng an toàn sinh học, mỗi năm lãi hơn 500 triệu đồng.

Anh Trịnh Văn Bé Sáu tâm sự: vào khoảng năm 2000 anh tìm cách cải thiện kinh tế gia đình và chọn nuôi gà đất bán thịt. Lúc đầu anh chỉ nuôi 50 - 100 con thả trong vườn, rồi từ từ anh chọn lại những con gà có dáng đẹp, khoẻ mạnh để lại làm giống và phát triển dần lên 1.000 - 2.000 con gà.

Đến năm 2003, 2004 và 2005 dịch cúm gia cầm xảy ra, anh bị thiệt hại gần 100 triệu đồng. Thế nhưng, anh không bỏ cuộc mà còn quyết tâm tìm cách khắc phục, năm 2006 - 2007 anh theo học các lớp tập huấn hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi ở huyện, tỉnh, kết hợp đi tham quan nghiên cứu các mô hình chăn nuôi trang trại ở huyện Cần Đước, thành phố Tân An.

Giữa năm 2007 anh bắt đầu trở lại nghề nuôi gà, trong khi đó nhiều trang trại nuôi gà ở xã, huyện chuyển đổi nghề khác. Lúc đầu anh chỉ xây dựng 3 trại thả nuôi 2.000 con, mỗi trại 1.000 m2, có mái che 200 m2 và trồng cây lấy bóng mát.

Áp dụng theo quy trình ngành thú y kết hợp kinh nghiệm thực tế, gà 3 ngày tuổi anh cho uống vắc xin phòng dịch tả 1 lần, 7 ngày tuổi uống rum, 2 tuần tuổi uống rum + tả, gà 20 ngày tuổi chính cúm, 30 ngày tuổi chính toi, 40 ngày tuổi chính tả. Với gà nuôi để đẻ thì phải tiêm đủ cúm, tả, toi,... tuỳ theo thời tiết nắng mỗi tuần phun thuốc khử trừng vệ sinh chuồng trại 1 lần, mưa 2 lần/tuần.

Nhờ áp dụng chặt chẽ theo theo quy trình an toàn sinh học, từ năm 2007 đến nay, tuy ở địa phương năm nào cũng xảy ra dịch cúm gia cầm nhưng đàn gà của anh vẫn luôn khoẻ mạnh, tỷ lệ hao hụt 2% - 4%. Đến nay, anh phát triển được 8 trại, trong chuồng lúc nào cũng thả 5.000 còn gà đẻ, mỗi tháng anh còn cung cấp từ 40.000 – 60.000 con gà giống và 7.000 con gà bán thịt.

Nhờ vậy từ năm 2009 đến nay mỗi năm anh lãi hơn 500 triệu đồng, riêng 5 tháng đầu năm nay anh lãi gần 300 triệu đồng. Hiện nay, huyện Tân Trụ đang tổ chức cho nông dân đến mô hình nuôi gà theo hướng an toàn sinh học của anh Trịnh Văn Bé Sáu học hỏi kinh nghiệm, nhân rộng mô hình, khắc phục tình trạng dịch cúm gia cầm xảy ra hàng năm ở huyện.

Có thể bạn quan tâm

Trao Chứng Nhận Sản Phẩm Chè Búp Khô Đạt Tiêu Chuẩn UTZ Trao Chứng Nhận Sản Phẩm Chè Búp Khô Đạt Tiêu Chuẩn UTZ

Ngày 22-1, Sở Nông nghiệp và PTNT đã tổ chức trao Chứng nhận sản phẩm chè búp khô đạt tiêu chuẩn UTZ CERTIFIED cho Hợp tác xã chè Tân Hương, Tổ hợp tác sản xuất chè an toàn Hồng Thái (Tân Cương) và Tổ hợp tác sản xuất chè an toàn Nhà Thờ (Phúc Trìu).

24/01/2015
Khẩn Trương Chống Hạn Ngay Từ Vụ Đông Xuân Khẩn Trương Chống Hạn Ngay Từ Vụ Đông Xuân

Thông thường hàng năm, công tác chống hạn diễn ra chủ yếu ở vụ sản xuất hè thu nhưng năm qua do lượng mưa quá thấp nên ngay giữa mùa mưa mà hầu hết các hồ chứa, công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đều có mức nước thấp hơn trung bình nhiều năm trước. Bởi vậy, ngay từ vụ đông xuân 2014 – 2015, công tác chống hạn được ngành nông nghiệp tỉnh và các địa phương khẩn trương triển khai thực hiện.

24/01/2015
Xây Dựng Vùng Lúa Chất Lượng Cao Xây Dựng Vùng Lúa Chất Lượng Cao

Trên lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, huyện Hải Lăng (Quảng Trị) luôn chú trọng cải tạo ruộng đồng, đầu tư thâm canh để không ngừng tăng diện tích và nâng cao chất lượng sản phẩm lúa hàng hóa. Diện tích cây lúa gieo trồng hàng năm của huyện đạt trên 13.500 ha, sản lượng bình quân trên 80.000 tấn, chủ yếu là các loại giống cho năng suất, chất lượng cao như: Khang Dân, HT1, HC95, Ma Lâm, PC6...

24/01/2015
Những Điển Hình Nông Dân Sản Xuất Giỏi Những Điển Hình Nông Dân Sản Xuất Giỏi

Mới gặp tôi, ông Vương Khánh Hùng ở xã Hải Thành (Hải Lăng, Quảng Trị) đã chia sẻ: “Sống ở vùng úng trũng, chủ yếu nhờ vào mấy sào ruộng quanh năm lại thường xuyên bị lũ lụt nên cái đói, cái nghèo cứ đeo đẳng với gia đình tôi. Trăn trở mãi, cuối cùng tôi nghĩ phải “tích tụ” ruộng đất, đưa cơ giới vào đồng ruộng giải quyết nhanh khâu làm đất, đặc biệt là khâu thu hoạch tránh lũ mới có được thu nhập ổn định...”.

24/01/2015
Hiệu Quả Từ Chương Trình Khuyến Nông Chăn Nuôi Hiệu Quả Từ Chương Trình Khuyến Nông Chăn Nuôi

Chăn nuôi có vai trò rất quan trọng trong kinh tế nông nghiệp, tạo ra giá trị và hiệu quả kinh tế lớn hơn nhiều so với trồng trọt. Do đó, trong mục tiêu tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng tăng giá trị thì ngành chăn nuôi được chú trọng phát triển, phấn đấu đưa ngành chăn nuôi chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong tổng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp của tỉnh.

24/01/2015