Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Lại Gây Hại Cho Người Nông Dân

Lại Gây Hại Cho Người Nông Dân
Ngày đăng: 18/07/2013

Như báo Gia Lai đã phản ánh, có 70 ha bắp của người dân xã Đông, huyện Kbang bị thiệt hại do trồng giống NK67, là sản phẩm của Công ty Syngenta Việt Nam. Vụ việc chưa giải quyết xong thì tại xã Lơ Ku không chỉ giống bắp NK67 mà giống NK66 là sản phẩm khác của Công ty này cũng gây nhiều thiệt hại cho nông dân.

Gia đình ông Bùi Phi Hoài, ở thôn 2, xã Lơ Ku trồng gần 2 ha bắp giống NK66. Do thấy loại giống của Công ty Syngenta cho năng suất khá nên vài năm gần đây gia đình ông đã chuyển sang trồng 2 loại bắp giống NK66 và NK67 với hình thức luân phiên theo vụ.

Theo đó, vụ bắp năm nay gia đình ông tiếp tục trồng giống bắp NK66. Nhờ thời tiết thuận lợi và đầu tư chăm sóc kỹ nên cây bắp phát triển tốt, cho trái to… Tưởng sẽ được mùa bội thu nhưng không biết vì sao khi trái bắp chưa khô đã nảy mầm trong vỏ.    

Cũng trồng loại giống NK66 nhưng đám bắp của gia đình bà Nguyễn Thị Thu, ở thôn 2, xã Lơ Ku lại bị hiện tượng khác. Hiện 2 ha bắp của gia đình bà thì hơn nửa diện tích bắp ra quả chùm như “nải chuối” và không có hạt. Bà Thu cho biết: Trước đây khi trồng giống NK66 này cũng xuất hiện tình trạng trên nhưng chỉ thi thoảng mới có một cây, còn nay thì bị cả đám.

Nhà tôi trồng 2 ha bắp giống NK66 thì bị mất khoảng 50%, cây có quả nhưng không có hạt, quả như chùm chuối. Với thời tiết năm nay khá thuận lợi nhưng do chất lượng giống đã làm gia đình bị thiệt hại”.

Ngoài ra, tại khu vực trung tâm xã Lơ Ku gồm các hộ dân thôn 1 và 2, nhiều diện tích bắp lai giống NK67 do Công ty Syngenta Việt Nam cung ứng, cũng xảy ra hiện tượng đến giai đoạn trổ cờ thì bị nghẹn cờ, trái không phát triển, không có hạt, bị giảm năng suất và có khả năng mất trắng.

Đó là hơn 2 ha bắp của gia đình bà Triệu Thị Hương, ở thôn 1, có gần một nửa trồng giống NK67, cây bắp vẫn phát triển bình thường, đậu quả nhưng đến khi thu hoạch thì chỉ thấy cùi, còn hạt thì chỉ lưa thưa vài hạt. Gia đình bà đành bỏ vậy vì thu về cũng chẳng được là bao.

Được biết, đại diện phía Công ty cung ứng giống cũng đã xuống gặp và thỏa thuận với một số hộ dân hỗ trợ 50% giống đối với diện tích bị thiệt hại với lý do khi bắp trổ cờ thì gặp thời tiết nắng hạn. Tuy nhiên, cũng như ở các địa phương khác trong huyện, vụ bắp vừa qua thời tiết ở xã Lơ Ku rất thuận lợi và diện tích bắp bị thiệt hại chỉ tập trung ở các loại giống của Công ty Syngenta Việt Nam.

Còn những giống bắp lai cũ người dân trồng phát triển bình thường, dự báo cho năng suất cao. Bà Dương Thị Thanh Xuân-Phó Chủ tịch UBND xã Lơ Ku cho hay: Qua kiểm tra và theo dõi thì vụ Đông Xuân vừa rồi thời tiết trên địa bàn khá thuận lợi cho sản xuất cây bắp.

Điển hình như bắp của anh Hoài phát triển rất tốt, lượng hạt và quả rất chắc, bắp to nhưng mà lại xảy ra hiện tượng hạt bắp bị nảy mầm. Đồng thời các giống bắp khác trên địa bàn vẫn phát triển bình thường nên không thể đánh giá bắp bị thiệt hại là do thời tiết được.

Theo số liệu tổng hợp qua báo cáo của người dân, trên địa bàn xã Lơ Ku có trên 20 ha bắp trồng giống NK66 và NK67 của 26 hộ dân bị thiệt hại. Trong đó: 1,5 ha bị nảy mầm, gần 13 ha ra quả chùm và 6 ha không có hạt. Trước thực tế trên, lãnh đạo xã Lơ Ku cũng đã làm việc với đại diện Công ty Syngenta và phía đơn vị cung ứng giống đã thống nhất hỗ trợ 100% giống đối với những diện tích bị thiệt hại khoảng 20-30%.

Tuy nhiên, với mức hỗ trợ trên thì nhiều hộ dân vẫn chưa thống nhất và đề nghị phải bồi thường thỏa đáng với những diện tích bị thiệt hại. Hiện địa phương đã báo cáo lên huyện và phối hợp với cơ quan chuyên môn để thống kê cụ thể diện tích thiệt hại.


Có thể bạn quan tâm

Bình Thuận nuôi cá mú lồng bè ở Phú Quý gặp khó Bình Thuận nuôi cá mú lồng bè ở Phú Quý gặp khó

Trước đây, mô hình nuôi cá mú lồng bè là một hướng đi mang lại hiệu quả khá cao giúp nhiều người dân Phú Quý (Bình Thuận) vươn lên làm giàu. Tuy nhiên, vài năm trở lại đây do nhiều nguyên nhân, mô hình này đã không còn thuận lợi, việc nuôi của người dân trở nên khó khăn khiến số lồng bè ngày một bị thu hẹp. Thậm chí nhiều hộ đã phải bỏ bè, chuyển nghề.

22/04/2015
Trở lại bám biển Trở lại bám biển

Sau một thời gian “lãng quên” biển, ngư dân Phong Hải (huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế) đã đầu tư phương tiện, cải tiến bổ sung ngư lưới cụ, chuyển đổi nghề khai thác phù hợp với ngư trường, trở lại với nghề truyền thống của mình… Thu nhập ổn định

22/04/2015
Cây tếch trên rừng Khộp Cây tếch trên rừng Khộp

Với giá trị kinh tế cao, dễ trồng được thị trường trong và ngoài nước ưa chuộng, cây tếch được Cty TNHH MTV Lâm nghiệp Ea Wy, huyện EaH’Leo, tỉnh Đắk Lắk trồng trên diện tích rừng khộp nghèo kiệt.

22/04/2015
Quảng Nam hợp tác với Hàn Quốc phát triển sâm Ngọc Linh Quảng Nam hợp tác với Hàn Quốc phát triển sâm Ngọc Linh

Ngày 21/4, UBND huyện Nam Trà My, Quảng Nam đã phối hợp với quận Hamyang, tỉnh Gyeongsangnam, Hàn Quốc ký kết biên bản ghi nhớ về thiết lập quan hệ hợp tác giữa 2 địa phương.

22/04/2015
Lý Sơn trúng đậm mực núc Lý Sơn trúng đậm mực núc

Những ngày qua, hàng chục tàu cá hành nghề vây rút chí của ngư dân đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) sau mỗi đêm thả lưới ven đảo, mỗi tàu khai thác được hàng tạ mực núc, thu về vài chục triệu đồng.

22/04/2015