Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Lai Châu tiêu hủy 1.200 con gia cầm nhiễm virus cúm A/H5N6

Lai Châu tiêu hủy 1.200 con gia cầm nhiễm virus cúm A/H5N6
Ngày đăng: 13/10/2015

Ngày 8/10, Trạm Thú y huyện Tam Đường phối hợp với các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương tổ chức tiêu hủy gần một nghìn con gia cầm các loại.

Trong đó, có trên 600 con là của 12 hộ thuộc bản 46 xã Sơn Bình, còn lại 300 con là gà giống không rõ nguồn gốc, do cơ quan chức năng bắt được của một đối tượng tên Hà Quang Trung ở bản Hưng Phong xã Bản Bo (Tam Đường) vận chuyển lậu qua vùng có dịch cúm A/H5N6.

Theo thông tin từ Trạm thú y huyện, ổ dịch này xuất hiện tại gia đình ông Hoàng Xuân Quý, trưởng bản 46 từ khoảng trung tuần tháng 9.

Khi đó đàn gia cầm trên 1.000 con mà chủ yếu là gà của gia đình ông Quý chết lác đác.

Tuy nhiên do nghĩ là gà bị bệnh chết bởi chuyển mùa, ông Quý chỉ dùng thuốc để chữa cho đàn gà mà không thông báo tình hình cho cán bộ thú y.

Đến ngày 2/10, cơ quan thú y đã cho lấy mẫu bệnh phẩm gửi về Trung tâm Chẩn đoán Thú y Trung ương vùng I để xét nghiệm.

Đến ngày 7/10, kết quả từ Trung tâm Chẩn đoán Thú y Trung ương vùng I cho thấy, các mẫu bệnh phẩm gửi đi xét nghiệm đều dương tính với virus cúm A/H5N6.

Ngay sau khi có kết quả trên, các cơ quan chức năng đã chỉ đạo cho các lực lượng tiến hành khoanh vùng và tổ chức dập dịch.

Ông Bùi Quang Vinh – Phó Chủ tịch UBND huyện Tam Đường cho biết: Ngoài việc tổ chức tiêu hủy tại chỗ, phun tiêu độc khử trùng;

UBND huyện đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, phát cấp thuốc tiêu độc khử trùng cho các bản trong vùng uy hiếp và vùng đệm.

Đồng thời, cử cán bộ xuống các bản theo dõi, kiểm tra giám sát nắm tình hình để kịp thời phát hiện dịch.

Yêu cầu các cơ quan chức năng quản lý chặt việc mua bán gia cầm ở các chợ, không được vận chuyển ra khỏi địa bàn dưới bất kỳ hình thức nào.

Ngay sau đó sẽ cho cơ quan chuyên môn tổ chức tiêm phòng toàn bộ đàn gia cầm của huyện và đề nghị UBND tỉnh công bố dịch trên địa bàn xã Sơn Bình…

Về nguyên nhân, ông Vinh cho biết cơ quan chuyên môn vẫn chưa xác định được nguồn gốc xuất hiện ổ dịch.

Trường hợp của đối tượng Hà Quang Trung vận chuyển gà giống lậu không rõ nguồn gốc bị bắt nêu trên, ngoài việc tịch thu, tiêu hủy tang vật tại chỗ; đối tượng cũng đã bị cơ quan chức năng xử phạt theo quy định của pháp luật.

Trước đó từ ngày 17/9, tại Trại thực nghiệm giống gia cầm thuộc Trung tâm Dạy nghề huyện Tam Đường cũng xảy ra tình trạng gà chết hàng loạt.

Sau khi xem xét các triệu chứng ban đầu, cả cơ quan thú y huyện và tỉnh đều kết luận là đàn gà bị bệnh tụ huyết trùng cấp.

Sau nhiều ngày điều trị theo phác đồ của bệnh trên không có kết quả, cơ quan thú y đã lấy mẫu xét nghiệm gửi về Trung tâm chẩn đoán thú y Trung ương vùng I.

Kết quả xét nghiệm cho thấy các mẫu bệnh phẩm đều dương tính với virus cúm A/H5N6.

Từ kết quả trên chiều ngày 28/9, cơ quan chức năng đã cho tiêu hủy toàn bộ số gà còn lại của trại thực nghiệm giống (trên 200 con gà và 17 con đà điểu).

Đồng thời tổ chức cách ly 8 cán bộ của Trại giống để theo dõi bởi cả 8 người này đều bị cúm trong quá trình điều trị, chăm sóc đàn gà.

au thời gian cách ly theo dõi, cả 8 trường hợp đều trở lại bình thường; tất cả đều âm tính với virus cúm A/H5N6 theo như kết quả xét nghiệm của Viện Dịch tễ Trung ương.

Ngày 30/9, UBND tỉnh Lai Châu đã ra Quyết định số 1128/QD – UBND, công bố dịch cúm gia cầm (cúm A/H5N6) trên địa bàn xã Bình Lư, nơi đóng chân của Trại thực nghiệm giống nêu trên.

Cũng như ổ dịch tại bản 46 xã Sơn Bình, đến thời điểm này, cơ quan chuyên môn chưa xác định được nguyên nhân gây ra dịch tại Trại thực nghiệm giống.


Có thể bạn quan tâm

Độc đáo nghề lưới lặn ở Bạc Liêu Độc đáo nghề lưới lặn ở Bạc Liêu

Thay vì dùng máy tầm ngư thì ngư dân làm nghề lưới lặn ở Bạc Liêu lại lặn xuống biển để “nghe” và xác định vị trí đàn cá rồi bủa lưới đánh bắt. Hình thức đánh bắt độc đáo này được truyền qua nhiều thế hệ. Mỗi tàu lưới lặn có thể thu nhập từ vài chục đến vài trăm triệu đồng/ngày.

05/06/2015
Diện tích nuôi trồng thủy sản đạt hơn 1.300 ha Diện tích nuôi trồng thủy sản đạt hơn 1.300 ha

Theo thống kê của cơ quan chức năng, đến hết tháng 4/2015, diện tích nuôi trồng thủy sản trong toàn tỉnh Quảng Trị đạt 1.306 ha, tăng 0,9% so với cùng kỳ năm trước.

05/06/2015
An Giang không còn là tỉnh nuôi cá tra số 1 ĐBSCL An Giang không còn là tỉnh nuôi cá tra số 1 ĐBSCL

Đó là kết quả khảo sát mới nhất do Hiệp hội Cá tra Việt Nam công bố. Đến tháng 4-2015, địa phương đứng đầu về diện tích thả nuôi cá tra tại ĐBSCL là Đồng Tháp (393 héc-ta, sản lượng 125.362 tấn), kế đến là Bến Tre (221 héc-ta, sản lượng 40.570 tấn), An Giang xếp thứ 3 (170 héc-ta, sản lượng 69.512 tấn), đứng sau là Cần thơ (109 héc-ta, sản lượng 34.552 tấn).

05/06/2015
Móng Cái (Quảng Ninh) nỗ lực dập dịch bệnh trên tôm nuôi Móng Cái (Quảng Ninh) nỗ lực dập dịch bệnh trên tôm nuôi

Theo báo cáo của UBND TP Móng Cái (Quảng Ninh), tính đến thời điểm ngày 3-6, diện tích tôm nuôi bị nhiễm bệnh trên địa bàn thành phố là 280,42 ha/1020 ha; số hộ bị ảnh hưởng là 383 hộ.

05/06/2015
Ếch đồng đầu mùa mưa có giá cao kỷ lục Ếch đồng đầu mùa mưa có giá cao kỷ lục

Sau những cơn mưa đầu mùa, người dân ở các huyện phía đông của tỉnh Tiền Giang soi ếch đồng bán được giá cao kỷ lục so với những mùa mưa trước đây. Hiện một kg ếch ở các chợ xã, huyện trong tỉnh được thương lái thu mua với giá 100.000 - 110.000 đồng/kg, sau đó bán lại với giá từ 130.000 - 150.000 đồng/kg.

05/06/2015