Lãi Cao Từ Trồng Đậu Bắp Trên Đất Lúa

Do nghề trồng lúa gặp nhiều khó khăn, thu nhập bấp bênh nên nhiều nông dân An Giang đã chuyển đổi sang trồng đậu bắp Nhật trên đất lúa, thu được hiệu quả cao.
“Ba nhà” cùng trồng đậu bắp
Tháng 4.2012, mô hình trồng đậu bắp được thực hiện trên 20ha đất lúa tại 2 xã Bình Thủy, Khánh Hòa (huyện Châu Phú) nhờ sự hỗ trợ của Công ty Phát triển kinh tế Duyên Hải (Cofidec), Chi nhánh Tổng Công ty Thương mại Sài Gòn (Satra), Sở Công Thương An Giang và Sở NNPTNT. Được biết, mô hình này thuộc khuôn khổ Đề án “Xây dựng thí điểm chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ rau màu trên địa bàn tỉnh An Giang giai đoạn 2012-2013”. Theo đánh giá của cơ quan chuyên môn cũng như người dân, nhờ thực hiện chuỗi liên kết khép kín, đảm bảo từ khâu gieo trồng đến tiêu thụ sản phẩm nên mô hình đã cho hiệu quả kinh tế khá cao.
Ông Nguyễn Văn Xinh - Trưởng phòng NNPTNT huyện Châu Phú cho biết: “Từ sau khi thí điểm thành công mô hình trồng đậu bắp Nhật trên đất lúa, huyện đã nhân rộng mô hình này và đến nay, diện tích trồng đậu bắp Nhật đã tăng lên 75ha”. Anh Bạch Trần Qúy, đại diện Công ty Phát triển kinh tế Duyên Hải cho biết: “Sau khi thu mua, đậu bắp sẽ được Công ty sơ chế (luộc, hấp, nhồi tôm, tẩm bột chiên giòn), đóng gói và xuất khẩu sang Nhật. Hiện tại, nhu cầu sử dụng của khách hàng Nhật vẫn rất lớn nên về lâu dài, cây đậu bắp sẽ còn nhiều tiềm năng phát triển”.
Mô hình “3 trong 1”
Ông Nguyễn Văn Dũng cũng ở ấp Bình Phú, trồng được 1ha đậu bắp Nhật phấn khởi nói: “Trước đây tôi trồng lúa nhưng cũng chỉ đủ gạo ăn chứ không lời lãi mấy, giờ chuyển sang trồng đậu bắp, vừa thu hoạch được 5 công. Sau khi trừ chi phí lãi gần 35 triệu đồng, cao gấp 2 – 3 lần làm lúa”. Ông Nguyễn Hữu Danh - Chủ tịch Hội Nông dân xã Bình Thủy cho biết: “Tiền công hái đậu bắp hiện là 1.500 đồng/kg. Một em nhỏ hái giỏi cũng kiếm được 150.000 đồng/ngày, mà công việc rất đơn giản, nhẹ nhàng”.
Theo bà Mai Thị Ánh Tuyết - Giám đốc Sở Công Thương An Giang, trên cơ sở các mô hình liên kết sản xuất hiệu quả, Sở sẽ tiếp tục thí điểm triển khai mô hình chuỗi liên kết sản xuất ở nhiều địa phương trên nhiều loại cây trồng khác nhau nhằm tăng cường mối quan hệ giữa nông dân, doanh nghiệp và nhà quản lý.
Ông Phạm Văn Cường - Chủ tịch Hội Nông dân huyện Châu Phú ví von: “Trồng đậu bắp Nhật trên đất lúa là mô hình 3 trong 1, tức là giải quyết được cùng lúc 3 vấn đề: Thay đổi cơ cấu cây trồng; đảm bảo đầu ra ổn định cho nông dân; giải quyết lao động nông nhàn tại chỗ. Bởi thế, không riêng gì bà con nông dân mà tui cũng mê”.
Tuy nhiên, ông Huỳnh Đức Hưng - Tổ trưởng Tổ hợp tác Rau màu Hưng Thịnh, xã Bình Thủy, huyện Châu Phú bộc bạch: “Công ty về đây hỗ trợ giống cho nông dân, bao tiêu sản phẩm ổn định, nông dân mừng lắm. Nhưng giờ tôi đang hơi lo vì không hiểu sao tỷ lệ đậu bắp bị loại cứ tăng lên hoài”.
Có thể bạn quan tâm

Trước khi xuống giống, các nhà vườn trồng thanh long ở Đài Loan đánh luống cao để tránh bị úng nước. Ngoài cây trụ cho thanh long bám, nhà vườn Đài Loan còn làm giá đỡ. Trong quá trình phát triển, cây thanh long được cung cấp thêm dưỡng chất canxi bằng cách rải nhiều vỏ trứng gà vịt, vỏ trấu vào gốc cây, tạo độ tơi xốp và mát cho rễ cây bởi nó có bộ rễ ăn lan mặt đất.

Sáng 11-9, đồng chí Trần Đình Thành, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Huyện ủy Xuân Lộc về kết quả lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới. Tham gia đoàn công tác còn có lãnh đạo các sở, ngành của tỉnh.

Theo một số chủ doanh nghiệp (DN), trang trại, hiện nhiều DN, trang trại chăn nuôi đang chuyển hướng từ làm gia công cho các doanh nghiệp FDI sang tự chủ, thành đối tác làm ăn với họ. Các chủ DN, trang trại ngày càng quan tâm xây dựng chuỗi trong chăn nuôi nhằm tăng sức cạnh tranh.

Nhằm giúp người trồng mía có những thông tin về công tác chuẩn bị, tình hình giá cả, chính sách thu mua, cũng như những kế hoạch sản xuất trong vụ mía 2014-2015, phóng viên Báo Hậu Giang có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Hoàng Ngoan (ảnh), Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Mía đường Cần Thơ (Casuco), xung quanh những vấn đề mà bà con nông dân quan tâm hiện nay.

Đi trên cánh đồng khóm Cầu Đúc ở xã Hỏa Tiến, thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang vào những ngày này, nhìn đâu cũng thấy nụ cười của người trồng khóm. Ông Vu Suổi, Chủ nhiệm Hợp tác xã trồng khóm Thạnh Thắng, xã Hỏa Tiến, cho biết: Giá khóm tại rẫy được các thương lái thu mua dao động từ 5.500-6.300 đồng/trái (loại hơn 1kg/trái). Đây là mức giá kỷ lục từ trước đến nay.