Lạc (Đậu Phộng) Tăng Giá, Lãi 50 Triệu Đồng/ha

Chi phí đầu tư từ 1,5 – 2 triệu đ/công. Năng suất đạt từ 18 – 20 giạ/công, với giá bán từ 200.000 – 220.000 đ/giạ, trừ chi phí lãi 50 triệu đ/ha.
Hiện nay, nông dân trồng đậu phộng (lạc) vụ HT ở hai huyện Tịnh Biên – Tri Tôn (An Giang) rất phấn khởi, bởi năng suất và giá bán tăng, trừ chi phí còn lãi 50 triệu đồng/ha.
Bà Đỗ Thị Hồng Hạnh, Phó chủ tịch Hội Nông dân xã An Cư, huyện Tịnh Biên, nơi trồng nhiều đậu phộng nhất cho biết: Toàn xã có gần 170ha đậu phộng. Chi phí đầu tư từ 1,5 – 2 triệu đ/công. Năng suất đạt từ 18 – 20 giạ/công, với giá bán từ 200.000 – 220.000 đ/giạ, trừ chi phí lãi 50 triệu đ/ha.
Ông Chau Chiêng ở ấp Chơn Cô, xã An Cư, huyện Tịnh Biên cho biết: “Vụ này gia đình trồng 8 công đậu phộng, năng suất đạt 20 giạ/công, bán với giá 220.000 đ/giạ, tính ra, vụ này gia đình thu lãi hơn 30 triệu đ”.
Theo Sở NN-PTNT An Giang: Trong vụ HT năm nay, toàn tỉnh xuống giống trồng gần 500 ha đậu phộng, chủ yếu ở các huyện miền núi rất thích hợp cho loại cây này. Đậu phộng là loại cây dễ trồng và nhẹ công chăm sóc mà lợi nhuận cao.
Trong thời gian tới ngành nông nghiệp đầu tư máy thu hoạch lạc do Viện Cơ Điện sản xuất có ưu điểm thu họach 2 ha/ngày, rút ngắn thời gian gấp 60 lần so với thu họach thủ công, giảm trên 10% chi phí thu họach.
Có thể bạn quan tâm

Mặc dù gặp nhiều khó khăn và rủi ro trong vụ mùa năm 2013, song phần lớn nông dân trồng cà phê tại huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) vẫn chọn loại cây này làm cây trồng chủ lực trong phát triển kinh tế.

Thiệt hại cho 1 ha mía bị phá bỏ từ 25 - 40 triệu đồng. Chi cục Bảo vệ thực vật Gia Lai đã khuyến cáo người dân phá bỏ diện tích mía bị nhiễm bệnh, thu gom tiêu hủy để loại trừ mầm bệnh, tránh lây lan sang diện rộng và trồng các loại cây khác trên diện tích mía bị bệnh, sau một năm mới trồng lại mía.

Hiện nay, xu hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng vùng ĐBSCL đang diễn ra mạnh mẽ, việc nghiên cứu, sử dụng hiệu quả những vùng đất phèn rộng lớn của vùng là vấn đề được các nhà khoa học và nông dân quan tâm.

Đảm bảo an toàn vùng nuôi nhằm hạn chế mầm bệnh, dịch bệnh bùng phát, người nuôi tôm không sử dụng thuốc, hóa chất cấm trong nuôi tôm.

Cần chọn vùng đất thích nghi để quy hoạch thành vùng chuyên canh. Chọn cây giống có phẩm chất cao, sạch bệnh. Chú ý sử dụng cây giống đầu dòng làm mắt ghép và khai thác ưu thế của gốc ghép khỏe để giúp cây mới dễ ra hoa, đậu trái, tăng khả năng kháng sâu bệnh và chống chịu tốt với môi trường.