Kỹ Thuật Trồng Rong Nho Biển

Rong nho biển đang là một loại sản phẩm mới ở Việt Nam nói chung và Khánh Hòa nói riêng. Tại Khánh Hòa, ngoài Viện hải dương học Nha Trang, Công ty TNHH Trí Tín cũng đã trồng thử nghiệm 200 g giống được mang đến từ Okinawa (Nhật Bản) từ tháng 10/2005.
Đồng thời với quá trình nhân giống, Công ty TNHH Trí Tín đã tiến hành trồng thử nghiệm theo nhiều phương pháp khác nhau, trong đó có sáng kiến trồng rong nho theo phương pháp trồng kê sàn có lưới che. Từ tháng 10/2006 đến nay, công ty đã nhân rộng thành công phương pháp trồng này tại vùng biển Hòn Khói (Ninh Hải, Ninh Hòa).
Phương pháp này đã tận dụng được nguồn nguyên liệu rẻ tiền (tre, gỗ tạp, lồ ô…) và nguồn năng lượng sẵn có ở địa phương (nước biển và năng lượng mặt trời). Chi phí thấp, cách trồng đơn giản, hiệu quả rất cao: rong sau khi trồng từ 15 - 20 ngày là thu hoạch được với chất lượng sản phẩm cao hơn nhiều so với trồng tại Nhật Bản. Trồng tại Nha Trang, chùm quả to và dài từ 10 - 20 cm), tại Nhật chùm quả từ 3 - 5 cm. Năng suất đạt 30 tấn/ha/năm (gấp 2 lần so với Nhật Bản và Philippines).
Phương pháp trồng kê sàn có lưới che gồm có 8 công đoạn:
Công đoạn 1:
- Chọn địa điểm nuôi ở vùng biển sạch, nguồn nước không bị nhiễm bẩn.
- Làm vệ sinh đìa (ao) nuôi cho sạch.
- Đóng các sàn bằng gỗ tạp (tre, lồ ô...) hoặc kê bằng gạch, đá cách đáy khoảng 0,5 m.
Công đoạn 2:
- Lấy nước biển vào đìa (ao) nuôi qua cống có lọc bằng lưới để ngăn các tạp chất hữu cơ.
- Nước lấy vào đìa (ao) nuôi có độ sâu từ 1 - 1,2 m.
Công đoạn 3:
- Nạp chất dinh dưỡng (đất bùn đáy biển) vào các khay nhựa có kích thước khoảng 30 x 50 x 5 cm.
- Cấy giống rong trồng vào các khay nhựa và giữ chặt để rong không bị tróc và trôi khi đưa xuống nước.
Công đoạn 4:
- Đặt các khay nhựa (đã được cấy giống) lên trên bề mặt các sàn bằng gỗ hoặc kê bằng gạch, đá trong long đìa (ao) nuôi.
Công đoạn 5:
- Bên trên mặt nước (nơi trồng rong) che bằng lưới để chủ động điều tiết lượng ánh sáng và nhiệt độ của nước trong đìa nuôi cho phù hợp với yêu cầu sống và phát triển của rong.
- Chú ý cách che sao cho thuận tiện: cần che khi trời quá nắng và cần dỡ khi trời tối.
Công đoạn 6:
Dùng guồng đập để tạo cho nước trong đìa (ao) di chuyển nhẹ (không bị tù đọng). Đồng thời, cung cấp thêm oxy cho nước để rong phát triển tốt.
Công đoạn 7:
Sau 15 - 20 ngày trồng thì tiến hành thu hoạch. Bê từng khay lên bơ,â thu hoạch xong thì đặt trả lại vị trí cũ, để rong tiếp tục phát triển.
Công đoạn 8:
Sản phẩm thu hoạch (chùm trái) được đưa vào công đoạn xử lý và chế biến thành sản phẩm hoàn chỉnh.
Chất lượng sản phẩm rong nho của Công ty TNHH Trí Tín trồng theo phương pháp này đã được đối tác Nhật Bản thừa nhận. Từ đó, bên đối tác đã hỗ trợ cho công ty áp dụng thành công cả công đoạn chế biến thành sản phẩm hoàn chỉnh. Các sản phẩm rong nho tươi (dùng ngay, thời gian bảo quản 3 - 5 ngày), rong nho muối nước (thời gian bảo quản 2 - 3 tháng) và rong nho muối khô (bảo quản 2 - 3 tháng) rất được thị trường Nhật Bản ưa chuộng.
Có thể bạn quan tâm

Tháng năm, dải đất miền Trung trời vẫn nắng như đổ lửa. Tôi đến làng nghề cá cơm phường Mũi Né (thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận) cũng là lúc mặt trời đã quá đỉnh đầu. Dưới cái nắng sạm da, hàng chục công nhân nơi đây đang hối hả đưa những mẻ cá cơm vừa mới ra lò đang bốc khói nghi ngút ra sân phơi để kịp đón cái nắng gay gắt giữa trưa.

Theo số liệu của Hải quan Việt Nam, trong 4 tháng đầu năm nay XK nhuyễn thể 2 mảnh vỏ đạt giá trị 25 triệu USD, tăng 8% so với cùng kỳ năm ngoái. EU là thị trường NK nhuyễn thể 2 mảnh vỏ lớn nhất chiếm 69% tỷ trọng, đạt giá trị 17,6 triệu USD, tăng 9,7% so với cùng kỳ năm ngoái.

Ngày 4/6, tại TP. HCM đã diễn ra Hội thảo “Hài hòa hóa quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm và thú y dịch tễ của Việt Nam với quy định của EU - khuyến nghị đối với ngành thủy hải sản Việt Nam”.

Là người đầu tiên thực hiện thành công mô hình nuôi chim trĩ đỏ - một loài chim quý, có giá trị kinh tế cao, hiện trang trại của anh Võ Lợi (Tổ 17, phường Phú Bài, Hương Thủy, TP Huế) cho thu nhập trên 200 triệu/năm.

Từ một tiểu thương chuyên sản xuất gạch thủ công và buôn bán, ông Nguyễn Đức, thôn Đồng Nhơn Nam, xã Tịnh Đông (Sơn Tịnh, Quảng Ngãi) đã chuyển sang làm nông nghiệp với mô hình kinh tế trang trại lên đến hàng tỷ đồng. Ông là một trong những nông dân sản xuất kinh doanh giỏi tiêu biểu của tỉnh Quảng Ngãi trong nhiều năm.