Kỹ Thuật Trồng Ớt Ngọt ( Ớt Chuông )

- Chọn giống: Hiện có 2 nhóm chính: Nhóm quả vỏ xanh đậm khi còn xanh, khi chín thì chuyển sang màu đỏ và nhóm quả chín có màu vàng. Quả hình khối hoặc hình vuông, thịt quả dày, trọng lượng bình quân trên 100g/quả, ăn hơi ngọt, không cay. Hiện các cửa hàng bán giống rau đang có các giống lai F1 được nhập khẩu từ Mỹ, Thái Lan, Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc vừa cho năng suất cao, chất lượng tốt và khả năng chống chịu bệnh tốt, đặc biệt là bệnh héo xanh.
- Thời vụ trồng:
Vụ Đông-Xuân, gieo hạt vào khoảng tháng 8, tháng 9 để trồng vào tháng 10, thu hoạch vào tháng 1-2, thường cho năng suất cao nhất.
Vụ Xuân-Hè gieo hạt vào tháng 12 để trồng vào tháng 1 hoặc đầu tháng 2, thu quả vào tháng 3-4, năng suất thấp hơn, dễ bị thối trái nhưng bán được giá cao vì trái vụ.
- Gieo ươm cây giống trong khay bầu: Trộn giá thể theo tỷ lệ1:1:1 với các thành phần như sau: 1 phần phân chuồng hoai mục + 1 phần tro bếp hoặc trấu hun, hoặc xơ dừa + 1 phần lớp đất mặt giàu mùn được đập nhỏ.
Nếu đất nghèo dinh dưỡng thì nên bổ sung thêm 0,5 kg phân lân cho 10 kg hỗn hợp. Bầu gieo hạt có thể được làm bằng lá chuối, túi nilon hoặc các khay xốp hiện đang được bán rộng rãi ở các cửa hàng vật tư nông nghiệp. Nên gieo trong các khay bầu xốp vừa tiết kiệm được hạt giống (mỗi lỗ gieo 1 hạt), vừa đảm bảo được chất lượng cây con khỏe mạnh, đồng đều và chủ động được thời vụ trồng, không bị ảnh hưởng bất lợi của thời tiết.
Gieo xong thì phủ một lớp đất bột mỏng, phủ tiếp một lớp rơm rạ mỏng nữa rồi tưới nước đủ ẩm. Có thể rải trộn đều trong đất hoặc rắc xung quanh vườn ươm một trong các loại thuốc sau đây nhằm chống kiến và côn trùng tha hạt như Vibasu, Furadan hoặc Basudin.
Những ngày đầu tưới 2 lần/ngày, sau đó tưới 1 ngày/lần rồi đến 2 ngày/lần tùy theo thời tiết, nhưng luôn đảm bảo độ ẩm cho cây sinh trưởng bình thường. Khi hạt nẩy mầm ta dỡ rơm, rạ để cho cây mọc khoẻ và thẳng. Thời gian này nên phun hoặc tưới để phòng bệnh lở cổ rễ cho cây con bằng thuốc Viben C hay Benlat khi cây đã có 1-2 lá thật.
Khi cây chuẩn bị đem trồng thì ngừng tưới nước 1-2 ngày nhằm làm cho cây cứng cáp. Trước khi trồng nên tưới đẫm cho dễ nhổ cây khỏi khay, không bị vỡ bầu, đứt rễ. Cây con đủ tiêu chuẩn trồng là cây có chiều cao 10-12cm, có khoảng 6 lá thật, khỏe mạnh, thân thẳng, tuổi cây khoảng 25-30 ngày sau khi gieo.
- Chọn và làm đất trồng: Chọn loại đất thịt nhẹ đến trung bình, đất cát pha giàu dinh dưỡng, tơi xốp, dễ thoát nước, độ pH từ 5,5-7,0 để trồng ớt ngọt. Nên trồng luân canh với các cây trồng khác họ, không trồng ớt trên các ruộng mà vụ trước đã trồng như ớt cay, cà chua, khoai tây... để tránh nhiễm các loại bệnh héo xanh, thán thư... Đất được cày, bừa kỹ sau khi đã phơi ải tốt. Lên luống rộng 1,4m, cao 30-35cm ( tùy theo mùa vụ: Vụ đông lên thấp, vụ Xuân-Hè lên luống cao để tránh úng ngập do mưa nhiều ), luống rộng 30cm.
- Lượng phân bón: Bón cho 1 sào Bắc bộ (360m2) cần 700-800kg phân chuồng hoai mục, 20-25 kg phân lân, 12-15 kg đạm urê và 12-15 kg phân kali sunphát. Nếu đất chua có thể bón thêm khoảng30kg vôi bột. Bón lót toàn bộ phân chuồng, vôi bột, 1/2 phân lân, 1/2 phân kali và 2 kg đạm bằng cách trộn đều phân với đất mặt luống rồi phủ màng phủ nông nghiệp để hạn chế cỏ dại, giữ được độ ẩm cho đất, hạn chế sự rửa trôi phân bón, đồng thời hạn chế được sâu bệnh gây hại. Chú ý phủ mặt đen xuống dưới, mặt ánh bạc lên trên và dùng đất để chèn mép bạt 2 bên cho chặt.
- Trồng cây và chăm sóc: Dùng ống sắt hoặc ống bơ rỗng có đường kính khoảng 8cm, cắt thành hình răng cưa sắc để đục lỗ màng phủ với khoảng cách hàng cách hàng 70cm, cây cách cây 50-60cm tùy theo giống.
Dùng bay nhỏ xới nhẹ vào lỗ đã đục sẵn để trồng vừa đến ngang cổ rễ và tưới nhẹ cho chặt gốc, cây nhanh bén rễ, hồi xanh. Nên trồng vào những ngày râm mát hoặc buổi chiều tối.
Tùy theo thời tiết mà tưới nước cho cây đủ ẩm thường xuyên thì mới lớn nhanh, sau khi trồng 10-12 ngày thì tiến hành bón thúc lần đầu kết hợp với vun xới nhẹ, lần 2 khi cây ra hoa rộ, lần 3 sau khi thu quả đợt đầu.Với cây ớt ngọt nên trồng trong nhà lưới để đảm bảo nhiệt độ, độ ẩm và hạn chế tối đa sự gây hại của côn trùng, sâu bệnh.
Có thể bạn quan tâm

Ớt ngọt thường được sử dụng khi quả còn xanh, nếu quả đã chuyển màu đỏ thì sẽ giảm giá trị thương phẩm. Xác định thời gian thu hoạch đối với ớt ngọt rất quan trọng, vì thu quá non thì thịt quả mỏng, không ngon và làm giảm năng suất, thu già cũng kém chất lượng và không phù hợp với thị hiếu khách hàng

Bệnh thường làm lá đọt nhỏ, xoắn lại, lá không phát triển, lóng ngắn, cây trở nên giòn dễ gãy. Bệnh nặng cây còi cọc, hoa bị vàng nhỏ và rụng, cây rất ít trái, trái nhỏ và vặn vẹo. Cuối cùng cây có thể bị chết

Bệnh gây hại chủ yếu trên lá bánh tẻ đến lá già. Vết bệnh lúc đầu nhỏ có màu xanh đậm, sau đó vết bệnh lớn dần vết bệnh có màu trắng, viền màu nâu đậm. Bệnh nặng làm cho lá rụng sớm, giảm năng suất, trái nhỏ. Bệnh ít hoặc không tấn công trên trái

Qua 2 năm trồng thử nghiệm và tuyển chọn từ các giống ớt cay nhập nội, mới đây Cty TNHH Hạt giống Trang Nông đã đưa vào sản xuất đại trà một số giống ớt cay mới có tên là TN 018 và TN 026. Đây là 2 giống ớt lai F1 có nguồn gốc từ Hàn Quốc cho năng suất cao, chất lượng tốt, đặc biệt là có độ cay nhẹ phù hợp cho ăn tươi và xuất khẩu dưới dạng ớt tươi muối nguyên quả, ớt giầm dấm đóng lọ, đóng hộp, tương ớt. Cả 2 giống TN 018 và TN 026 đều sinh trưởng khỏe, có khả năng phân nhánh mạnh, cây cao trung bình 1,2-1,3m, tán lá màu xanh đậm.

Trong khuôn khổ dự án: “Nâng cao năng lực thích ứng với biến đổi khí hậu cho cộng đồng tỉnh Quảng Trị”, Trung tâm Phát triển nông thôn miền Trung phối hợp với Sở Nông nghiệp&Phát triển nông thôn đã hỗ trợ người dân Hải Quế, huyện Hải Lăng xây dựng “Mô hình trồng ớt chìa vôi trên đất cát theo hướng canh tác bền vững và phòng trừ sâu bệnh hại tổng hợp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế”.