Kỹ Thuật Trồng Nho Trên Gốc Ghép

1.Chuẩn bị đất trồng:
- Nên chọn vùng đất thoát nước tốt, đảm bảo nước tưới chủ động. Đất có tầng canh tác trên 1,5 m và độ pH = 6 – 7.
- Cày bừa kỹ, sạch cỏ dại trước khi đào hố. Trước khi cày đất, có thể rải vôi từ 700 kg – 1.500 kg/ha tùy độ chua của đất.
- Đào hố và bón lót: kích thước hố 60 x 60 x 60 cm. Bón lót cho mỗi hố: trộn đều 10 kg phân chuồng và 0,35 kg phân Supe lân với đất trong hố. Sau đó lấp bằng mặt hố 15 ngày trước khi trồng.
2. Trồng cây con:
- Đào lỗ ngay giữa hố, sâu từ 20 – 25 cm.
- Xé bỏ bầu nilon, đặt cây xuống hố sao cho phần cành và lá cách mặt đất khoảng 10 cm và không để đất bám vào lá, không để vỡ bầu đất. Nếu trồng cây ghép phải chừa từ vị trí ghép đến mặt đất trên 10 cm.
- Tưới nước đủ ẩm ngay sau khi trồng, không nên tưới ướt lá.
- Cắm choái: chọn cây thẳng, cao trên 1,7 m, cắm sâu 30 cm và cách gốc 10 cm.
- Nêu trồng thẳng cây gốc ghép, thường sau khi trồng 2 – 2,5 tháng thì có thể ghép được.
3. Chăm sóc cây con (6 hoặc 9 tháng)
- Bón phân, tưới nước: sau khi trồng khoảng 1 tháng, bắt đầu bón phân bằng cách rạch một hàng sâu khoảng 2,5 cm, cách gốc 30 cm, bón phân, lấp đất. Mỗi lần bón cách nhau 15 ngày, bón khoảng 10 lần. Chia đều liều lượng 100 kg Urê, 32 kg Supe lân, 25 kg Kali cho 1 ha cho 10 lần bón nêu trên. Tưới nhiều nước sau khi bón để phân hòa tan cho rễ nho dễ hấp thụ.
- Chăm sóc: khi mắt ghép nảy mầm (sau khi ghép 1 – 2 tuần), cần phòng bọ cánh cứng và các loại sâu bệnh khác cho cây. Cây phải mọc thẳng, khoẻ, lá to, xanh đậm, tua cuốn dài hơn ngọn, lóng đều. Giữ một thân chính, tỉa bỏ chồi phụ, dùng dây buộc thân cây nho và cây choái. Khi ngọn vượt khỏi giàn 20 – 30 cm, bấm ngọn, chọn 2 chồi khoẻ để tạo 2 tay chính.
4. Cắt, tỉa cành tạo tán:
- Chọn 2 chồi khoẻ để tạo tay chính, 2 tay chính phải thẳng và song song với hàng cây.
- Khi 2 tay chính dài khoảng 0,75 m thì bấm ngọn để tạo tán cây đối với các giống sinh trưởng mạnh. Đối với các giống sinh trưởng yếu, có thể bấm khi tay chính dài 40 cm, sau đó chọn 1 cành khoẻ cho bò đến 75 cm bấm lần nữa để bộ tay chính đủ cành.
- Tạo tán cây hình xương cá: cành xương cá phải phân bổ đều 2 bên tay chính. Trên mỗi tay chính để khoảng 6 cành xương cá, nhiều nhất là 10 cành.
- Tỉa bỏ các chồi phụ trên cành xương cá. Khi cành xương cá dài khoảng 1,2 m ta bấm ngọn. Phải giữ bộ lá tốt, trên một cành phải có ít nhất 12 lá khoẻ mạnh.
5. Cắt cành lấy quả:
- Chọn cành: chọn cành khoẻ mạnh, thân tròn cỡ cây viết chì, độ tuổi khoảng 4 tháng. Thông thường chọn cành đã hóa nâu từ một nửa đến 2 phần cành là tốt nhất.
- Vị trí cắt cành: chọn cành có thân tròn, lóng đều, mắt tốt, cắt ở vị trí mắt thứ 6 – 8 trên cành. Nên cắt khoảng 2/3 số cành để lấy quả. Vết cắt phải gọn và cách mắt cuối cùng trên đoạn cành còn lại ít nhất phải 3 cm.
- Tỉa lá: sau khi cắt cành, tỉa bỏ toàn bộ lá cũ trên cành để quét lên toàn bộ thân, tán cây sau khi cắt cành.
6. Thời vụ cắt cành:
Đối với các giống thời gian cắt cành đến thu hoạch dưới 100 ngày:
- Vụ 1: từ tháng 2 – 6 lấy quả
- Vụ 2: từ tháng 6 – 10 có thể không lấy quả.
- Vụ 3: từ tháng 11 – 2 năm sau: lấy quả
Đối với các giống có thời gian từ cắt cành đến thu hoạch là 120 ngày:
- Vụ 1: từ tháng 2 – 6 lấy quả
- Vụ 2: từ tháng 7 – 9 không lấy quả
- Vụ 3: từ tháng 10 – 1 năm sau lấy quả
7. Chăm sóc cành mang quả và nho:
Để cây nho nảy mầm tốt sau khi cắt cành và cho năng suất chất lượng tốt cần phải bón phân, tưới nước. Lượng phân bón cho 1 ha/vụ:
- Phân chuồng 27 tấn
- Đạm, lân, Kali nguyên chất, mỗi loại 250 kg.
- Lần 1: trước khi cắt cành 15 – 20 ngày, bón 27 tấn phân chuồng/ha.
- Lần 2: trước khi cắt cành 7 – 10 ngày, bón 165 kg Nitơ, 165 kg Phốt pho, tưới đẫm nước
- Lần 3: sau khi cắt cành 25 – 30 ngày, bón 60 kg Nitơ.
- Lần 4: sau khi cắt cành 35 – 40 ngày, bón 25 kg Nitơ, 85 kg Phốt pho, 25 kg Kali
- Lần 5: sau khi cắt cành 55 – 60 ngày (đối với giống 90 – 100 ngày) và 85 – 90 ngày (đối với giống 120 ngày) bón 60 kg Nitơ tưới ít nước cho đến lúc thu hoạch.
- Phân bón phải bón cách gốc ít nhất 60 cm bằng cách đánh rãnh sâu 30 cm, bón phân, lấp đất đồi tưới nước. Đây là cách bón hiệu qủa nhất.
- Cây được bón đúng, đầy đủ và cân đối phân thì cành xương cá phát triển khoẻ, lá dày, không sâu bệnh và cành phân bố đều nhau. Nuôi hoa, quả vụ hiện tại cho năng suất, chất lượng tốt và tạo mầm hoa nhiều cho vụ sau.
- Chăm sóc: tỉa bỏ các cành phụ, yếu, chỉ giữ lại khoảng 30 – 40 cành/cây. Khi thấy chùm hoa xuất hiện (khoảng 15 ngày sau khi cắt cành) cột cố định cành mang hoa để gió khỏi đánh hư chùm hoa. Khi cành quả dài khoảng 1,25 m thì bấm ngọn ngay, tỉa bỏ chồi nách để cây tập trung dinh dưỡng nuôi hoa quả. Không phun bất kỳ hóa chất nào lúc hoa nở (8 – 9 giờ sáng) vì dễ ảnh hưởng đến thụ phấn hoa. Chú ý tỉa bỏ các quả nhỏ, bên trong và quả sâu bệnh, chỉ giữ lại khoảng 40% số quả trên một chùm. Cột cành để tránh hư do gió. Chỉ nên giữ 1 – 2 chùm trên một cành khoẻ mạnh, tỉa bỏ các chùm nhỏ, ít quả. Ngưng phun tất cả hóa chất trước thu hoạch 15 ngày để đảm bảo an toàn thực phẩm cho quả.
Có thể bạn quan tâm

Hiện nay có nhiều giống nho làm rượu vang, mỗi giống có đặc trưng về màu, mùi, vị khác nhau. Căn cứ điều kiện khí hậu, thời tiết, đất đai và nhu cầu tiêu thụ chúng tôi xin giới thiệu một số đặc điểm cơ bản hai giống nho làm rượu được tỉnh ta chọn trồng.

Trả lời: Hiện nay, bệnh nấm cuống nho đang phát sinh gây hại phổ biến trên vùng nho Ninh Thuận. Nhiều vườn nho bị hư hại nặng, thiệt hại lớn đến năng suất.

Ninh Thuận và một phần diện tích của Bình Thuận có điều kiện tự nhiên rất thuận lợi cho việc trồng nho. Tuy nhiên, đến nay toàn tỉnh Ninh Thuận chỉ còn khoảng 1.800 ha nho (giảm khoảng 400 ha so với năm 2004) ^và diện tích này ngày càng giảm do sâu bệnh.

Để cây nho nảy mầm tốt sau khi cắt cành và cho năng suất chất lượng tốt cần phải bón phân, tưới nước. Lượng phân bón cho 1 ha/vụ

Ninh Thuận là tỉnh có lượng mưa hàng năm rất thấp (trung bình 730mm), trong khi đó lượng bốc hơi rất lớn (từ 1.650- 1.850 mm) đã gây nên hiện tượng thiếu nước tưới trong sản xuất nông nghiệp. Từ năm 2005, UBND tỉnh và Sở Nông nghiệp – Phát triển nông thôn đã giao Trung tâm Khuyến nông xây dựng và triển khai mô hình tưới nhỏ giọt trên cây nho. Trung tâm đã mời Công ty tư vấn và chuyển giao công nghệ Trường Đại học Thủy lợi – Chi nhánh Miền trung làm tư vấn thiết kế và giám sát mô hình. Mô hình được lắp đặt và vận hành từ tháng 1 năm 2006, thực hiện tại 4 hộ trồng nho, sau 2 năm thực hiện đến nay mô hình đã hoàn thành.