Trang chủ / Trồng nấm / Nấm rơm

Kỹ Thuật Trồng Nấm Rơm Bằng Khuôn Gỗ

Kỹ Thuật Trồng Nấm Rơm Bằng Khuôn Gỗ
Ngày đăng: 26/01/2011

I. Thời vụ

Tốt nhất từ 15-4 đến 15-10. Thời gian còn lại nấm cho năng suất thấp hơn (nấm trái vụ).

II. Chuẩn bị

Rơm rạ khô không ẩm mốc. Kệ kê ủ rơm có kích thước 1,5 x 1,5 x 1,5m, đóng kệ thưa để dễ tưới nước.

Có cọc thông khí bằng tre hoặc bằng gỗ dài 02m. Bể nước, nước sạch, vôi, bình bơm, nhiệt kế, ẩm kế, nylon hoặc tấm bạt, nhà nuôi trồng, chất khử trùng, khuôn cấy giống bằng gỗ hình thang (đáy lớn dài 1,1m, đáy nhỏ 1m, rộng 0,4m, mặt trong khuôn phải nhẵn).

III. Nuôi trồng

Ủ nguyên liệu: Hòa nước vôi với tỷ lệ 20-25kg vôi tôi hoặc 15-20kg vôi bột cho 1 tấn nguyên liệu. Cho rơm rạ khô vào bể nước vôi, ngâm no nước rồi vớt ra, để ráo 5-10 phút, sau đó chất lên kệ, dựng cọc thông khí ở giữa. Chất đến khi cọc thông khí còn 0,3-0,5m là được. Dùng tấm bạt quấn quanh đống ủ, chừa một khoảng trống trên cùng. Nếu trời mưa che cọc thông khí để tránh nước mưa chảy vào đống ủ.

Đảo nguyên liệu: Sau khi ủ 3-4 ngày thì đảo nguyên liệu. Đảo từ ngoài vào trong và trong ra ngoài. Sau đó 3-4 ngày, đảo lại lần 2. Sau 3-4 ngày có thể đưa ra cấy.

Cấy giống: Xử lý nhà nuôi trồng bằng nước vôi đặc hoặc phooc môn 0,5%. Lấy rơm đã ủ ra để nguội, kiểm tra độ ẩm bằng ẩm kế, hoặc nắm chặt một nắm, thấy nước rỉ ra kẽ tay là được. Nếu rơm ướt phải phơi cho ráo, khô; tưới thêm nước bằng bình phun sương. Cho rơm vào khuôn, nén vừa chặt và cấy giống theo từng lớp, mỗi lớp dày 10-12cm, 3 lớp dưới thì cấy xung quanh thành khuôn, cách khuôn 3-5 cm.

Lớp trên cùng cấy toàn bộ bề mặt, rồi phủ một lớp rơm cuối cùng khoảng 1cm. Sau đó dùng rơm khô (loại rơm không ủ) phủ lên một lớp áo dày 3-5cm. Trung bình, mỗi mô cấy khoảng 0,2kg giống, khoảng cách giữa các mô là 25-30cm. Cấy giống vào buổi sáng hoặc chiều mát.

IV. Chăm sóc

Ba ngày đầu và giai đoạn bung sợi của nấm, đóng kín nhà nuôi trồng, chỉ để các lỗ thông khí. Có thể tưới nước nếu thấy mô nấm quá khô. Ngày thứ tư, mở cửa để kiểm tra, nếu khô tưới như trước. Ngày thứ 4 và 5, kiểm tra nhiệt độ, dùng nhiệt kế cắm sâu vào giữa mô nấm 15cm khoảng 5 phút, nhiệt độ 30-40 độ C là tốt.

Nếu dưới 30 độ C, nên phủ thêm nylon để tăng nhiệt độ, trên 40 độ C thì mở toang cửa để giảm nhiệt độ. Ngày thứ 7-8, thấy có hiện tượng kết sợi như mạng nhện ở xung quanh bề mặt của mô nấm, lúc này phun sương cho ướt. Ngày thứ 9 và 10, trên mô nấm có lấm tấm trắng hình đinh ghim, dừng tưới nước, khi quả nấm to bằng hạt ngô mới bắt đầu tưới. Tiếp tục tưới phun sương cho đến khi thu hái, số lần tưới tùy thuộc thời tiết, mô nấm có màu như màu lúc mới cấy là được.


Có thể bạn quan tâm

Kỹ Thuật Trồng Nấm Rơm Bằng Khuôn Gỗ Kỹ Thuật Trồng Nấm Rơm Bằng Khuôn Gỗ

Có cọc thông khí bằng tre hoặc bằng gỗ dài 02m. Bể nước, nước sạch, vôi, bình bơm, nhiệt kế, ẩm kế, nylon hoặc tấm bạt, nhà nuôi trồng, chất khử trùng, khuôn cấy giống bằng gỗ hình thang (đáy lớn dài 1,1m, đáy nhỏ 1m, rộng 0,4m, mặt trong khuôn phải nhẵn).

26/01/2011
Kỹ Thuật Trồng Nấm Rơm ( Volvariella Volvacea ) Kỹ Thuật Trồng Nấm Rơm ( Volvariella Volvacea )

Nấm rơm là loại nấm có giá trị dinh dưỡng cao và dễ trồng đối với điều kiện khí hậu nước ta. Nguồn nguyên liệu trồng nấm rơm rất phong phú và đa dạng như: rơm, bông, lục bình, mạt cưa...Tuy nhiên, trồng bằng rơm là nguyên liệu dễ tìm nhất ở nước ta và giá cả lại rẻ

27/01/2011
Trồng Nấm Rơm Cho Thu Nhập Cao Trồng Nấm Rơm Cho Thu Nhập Cao

Thực hiện chủ chương chuyển đổi cơ cấu vật nuôi, cây trồng nhằm phát triển một nền nông nghiệp bền vững và mang lại nhiều lợi ích cho người nông dân, sau nhiều năm độc canh cây lúa bà con nông dân ở P.Phước Thới đã chuyển từ cơ cấu 3 vụ lúa/năm sang trồng đậu nành hoặc mè trong vụ lúa xuân hè, bà con nông dân ở Thuận Hưng thì chuyển sang trồng dưa hấu, bắp lai, dưa leo trong vụ đông xuân. Một số bà con nông dân lên vuông để nuôi cá, tôm càng xanh trong mùa lũ, một số thì chuyển sang trồng nấm rơm. Nói chung các mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng đều đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với độc canh cây lúa.

19/12/2011
Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Nấm Rơm Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Nấm Rơm

Nấm rơm có hơn 100 loài và chi, khác nhau về màu sắc từ màu xám trắng, xám, xám đen,... kích thước, đường kính tai nấm lớn hay nhỏ tùy thuộc từng loại, cấu tạo hình thái tai nấm gồm: Bao gốc: Bao gốc dài và cao lúc nhỏ bao lấy mũ nấm, khi mũ nấm trưởng thành gây nứt bao, bao gốc chỉ còn lại phần trùm dưới gốc chân cuống nấm. Bao nấm là hệ sợi tơ nấm chứa sắc tố melanin tạo ra màu đen ở bao gốc. Độ đậm nhạt của bao tùy loài và ánh sáng, ánh sáng càng nhiều thì bao gốc càng đen.

10/02/2012
Cách Trồng Nấm Rơm Mới Cách Trồng Nấm Rơm Mới

Quy trình sản xuất nấm rơm có sử dụng phân Bioted nấm cho 20 hộ trên địa bàn tỉnh mang lại hiệu quả rất cao. Lượng nấm đạt khoảng 1,2-1,5 tấn/5ha rơm thu từ ruộng lúa, cao hơn gấp đôi so với cách trồng nấm thông thường của bà con nông dân

04/12/2011