Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Kỹ Thuật Trồng Nấm Kim Châm

Kỹ Thuật Trồng Nấm Kim Châm
Ngày đăng: 30/07/2013

Nấm kim châm còn có tên gọi khác là nấm giá vì chúng mọc thành từng cụm đều nhau, có hình giá đậu nhưng với kích thước lớn hơn và trên đầu cây nấm có mũ...

Nấm Kim Châm còn có tên gọi khác là nấm giá vì chúng mọc thành từng cụm đều nhau, có hình giá đậu nhưng với kích thước lớn. Mũ nấm lúc còn no có hình câu hay hình bán cầu, về sau chuyển sang dạng ô. Mũ nấm có màu vàng ở giữa có màu vàng thẫm hơn. Cuống có màu trắng hay vàng nhạt, nửa dưới có màu nâu nhạt. Ngoài loại nấm kim châm trên còn có loài hoàn toàn màu trắng cả mũ lẫn cuống.

Kỹ thuật trồng nấm kim châm

Chuẩn bị túi màng mỏng

Chọn túi PE hay PP có kích thước 38-40x17-20cm, dày 0,05-0.06mm. Cũng có thể dùng chai thủy tinh miệng rộng để nuôitrồngnấmkimchâm. Khi dùng chai thủy tinh miệng rộng cần phải chuẩn bị thêm các miếng màng mỏng, giây báo hay vải phin để phủ miệng bình trước khi khử trùng (diệt khuẩn).

Phối trộn nguyên liệu:

Nguyên liệutrồngnấmkimchâmtương đối đa dạng có thể là: Thân lá đậu đõ, vỏ lạc, mùn cưa cao su, mùn cưa tạp, mùn cưa bồ để, rơm ra, lõi ngô, bã mía , vỏ chuối....

Một số công thức trộn nguyên liệu:

Công thức 1: Mùn cưa 77%, Cám gạo 20%, Bột thạch cao 1%, Đường 1%, supe lân 1% bổ sung nước đạt độ ẩm 60-70%, pH 6,5.

Công thức 2: Rơm rạ cắt nhỏ 72%, cám gạo 20%, bột ngô 5%, Đường 1%, super lân 1%, bột thạch cao 1%. Bổ sung nước đạt độ ẩm 60-70%, pH 6,5.

Cần lưu ý riêng với mùn cưa phải phải ủ đống sau 3-6 tháng mới nên sử dụng để trồng nấm kim châm. Nếu vội thì phải vừa phơi nắng vừa nhào trộn với nước, sau vài ngày.

Lèn nguyên liệu vào túi nilon màng mỏng tương tự như khi làm bịch nuôitrồngnấmsò, mộc nhĩ... có thể dùng tay hoặc dùng máy đùn. Mỗi túi nên chứa khoảng 0,4-0,5kg nguyên liệu. Chừa ra khoảng 20cm chiều cao ở phía trên để sau này cho cuốngnấmkimchâmcó chỗ mọc. Làm phẳng bề mặt môi trường để tạo ra một lỗ giếng, sau này dùng để cấy giống. Làm cục bông tròn ruồi cuộn màng mỏng phía trên lại quanh nút bông, phủ một miếng giếay bóa lên trên rồi buộc lại bằng dây nilon. Hấp khử trùng gián đoạn như đối với cácnấmkhác. Đợi nguội đến 250C đưa vào buồng cấy giống. Thường một chai giống có thể dùng để cấy cho khoảng 30-40 túi. Cần dùng các chai hay bịch giống đã có sợinấmmọc trắng đến đáy nhưng không nên dùng các loại để lâu tới quá 2 tháng.

Sau khi cây giống vào túi đựng môi trường sản xuất ta đặt các bịch này vòa các giá gỗ hoặc trê nứa có chiều rộng 1m, chiều dài tùy diện tích của phòng, các tầng cách nhau 50-60cm. Duy trì nhiệt độ 20-230C, sau 20-30 ngày sợinấmsẽ mọc đầy túi. Độ ẩm tương đối không khí trong phòng nuôinấmdùy trì khoảng 80-90%.

Khi nấm hình thành quả thể thì nhiệt độ thích hợp nhất là 130C, không nên nuôi trồng nấm kim châm ở nhiệt độ quả 160C.

Khi quả thể mọc ra cần mở hết miệng túi, giữ độ ẩm, giữ độ ẩm tương đối của không khí khoảng 80-85%, duy trì ánh sáng khuyếch tán. Việc nới dần chiều dài phía trên của túi nên theo nguyên tắc khi nào túi cũng cao hơn quả thể 5cm. Nếu không làm như vậy quả thể sẽ bị nở sớm, cuốngnấmngắn. Lúc cuốngnấmkimchâmcao dần thì nên hạ độ ẩm tương đối của không khí xuống còn 75-80%, giữ phòng tối nuôitrồngnấmtừ khi xuất hiện xuất hiện quả thể đến lúc thu hoạch.

Thu hoạch:

Sau khi cuốngnấmdài đến 15cm thì có thể thu hoạch đợt đầu. Sau khi thu háinấm, kéo túinấmlên cao hơn bề mặt môi trường khoảng 2cm, duy trì nhiệt độ khoảng 130C, chỉ sau khoảng 3-4 ngày đã xuất hiện quả thểnấmđợt 2.Toàn bộ thời gian nuôitrồngkéo dài trong khoảng 75-90 ngày.

Ngoài phương pháp chonấmmọc ra từ một đầu bịch còn có phương pháp làm cho nấm kim châm mọc ra từ hai đầu bịch. Khi đó phải cho nguyên liệu vào ống dài, làm nút bông ở cả hai đầu và đặt ngang bịchnấmtrên giá thể.

Ngoài phương pháptrồngnấmkimchâmtrong túi màng mỏng còn có thể nuôitrồngtrong các chai thủy tính. Khi bắt đầu chuẩn bị quả thể cần bỏ nút ra và gài miệng túi những tấm giấy sáp hình dẻ quạt cao 15cm, đường chu vi trên là 34cm, đường chu vi dưới là 20cm.


Có thể bạn quan tâm

Tháng 2/2014, Tổng Sản Lượng Thủy Sản Ước Đạt 369,5 Nghìn Tấn, Tăng 4% Tháng 2/2014, Tổng Sản Lượng Thủy Sản Ước Đạt 369,5 Nghìn Tấn, Tăng 4%

Theo Tổng cục Thủy sản, tổng sản lượng thủy sản tháng 2/2014 ước đạt 369,5 nghìn tấn (tăng 4% so với cùng kỳ 2013), trong đó sản lượng khai thác đạt 228,5 nghìn tấn (tăng 7,6%), sản lượng nuôi trồng đạt 141 nghìn tấn (đạt xấp xỉ so với cùng kỳ năm 2013)

10/03/2014
Chiêm Hóa (Tuyên Quang) Phát Triển Thủy Sản Chiêm Hóa (Tuyên Quang) Phát Triển Thủy Sản

Trong những năm gần đây, huyện Chiêm Hóa (Tuyên Quang) đã có nhiều chính sách đẩy mạnh phát triển nuôi trồng thủy sản nhằm khai thác, sử dụng tốt tiềm năng, mặt nước, lao động và áp dụng các tiến bộ khoa học - công nghệ trong nuôi trồng thủy sản.

10/03/2014
Bình Thuận Nuôi Cá Bớp Trên Biển Bình Thuận Nuôi Cá Bớp Trên Biển

Chúng tôi theo chiếc xuồng máy chở thức ăn, thăm các bè cá bớp ở bãi trước Mũi Né (Phan Thiết - Bình Thuận). Nước biển xanh trong và có phần ít sóng, và có lẽ chưa đến giờ cho cá ăn nên những người nuôi cá bè có phần thong thả. Một vài người thay vì ngồi trong các nhà lều nổi, ra đứng trên bè cá nhìn vào bờ.

10/03/2014
Vẫn Khó Ngăn Chặn Đánh Bắt Thủy Sản Theo Kiểu Tận Diệt Vẫn Khó Ngăn Chặn Đánh Bắt Thủy Sản Theo Kiểu Tận Diệt

Khai thác thủy sản bằng hình thức giã cào bay, giã cào điện ở vùng gần bờ đã tác động xấu đến môi trường sinh thái, làm giảm nguồn lợi thủy sản, gây nên sự tranh chấp ngư trường, ảnh hưởng xấu đến trật tự an ninh trên biển. Tuy nhiên, việc ngăn chặn kiểu đánh bắt này lại không dễ dàng.

10/03/2014
Đồng Bằng Sông Cửu Long Phấn Đấu Đạt 2,55 Tỷ USD Kim Ngạch Xuất Khẩu Tôm Đồng Bằng Sông Cửu Long Phấn Đấu Đạt 2,55 Tỷ USD Kim Ngạch Xuất Khẩu Tôm

Theo Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ, năm nay, các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long phấn đấu nâng giá trị tôm xuất khẩu, chủ yếu là tôm sú lên 2,55 tỷ USD, tăng 50 triệu USD so với năm trước đó, trong đó tỉnh Cà Mau dẫn đầu toàn vùng với chỉ tiêu xuất khẩu 1,1 tỷ USD.

10/03/2014