Trang chủ / Cây lương thực / Trồng lúa

Kỹ Thuật Trồng Lúa - Phòng Trừ Sâu Hại

Kỹ Thuật Trồng Lúa - Phòng Trừ Sâu Hại
Ngày đăng: 19/01/2011

Áp dụng biện pháp phòng trừ tổng hợp (IPM) bao gồm: 

Bắt bướm hay rầy trưởng thành bằng vợt hay bẫy đèn, ngắt ổ trứng các loại sâu và các lá có mang sâu.

Duy trì và bảo vệ các sinh vật có ích như ếch nhái, nhện, bọ rùa, dế nhảy, muỗm muỗm, bọ xít mù xanh, bọ xít nước, kiến ba khoang, ong mắt đỏ, ong kén trắng, ong đen, ong xanh, ong đùi, nấm tua, nấm xanh, nấm phấn trắng, v.v. bằng cách không sử dụng hoặc hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu khi trên ruộng xuất hiện nhiều loài thiên địch. Nếu bắt buộc phải phun thuốc khi có dịch thì phải chọn loại thuốc chọn lọc ít độc đến thiên địch.

Sử dụng chế phẩm sinh học trừ sâu rầy hại lúa như chế phẩm từ vi khuẩn Bacillus thuringienis (Bt) để trừ sâu non của các loài sâu thuộc bộ cánh vảy và 2 chế phẩm từ nấm ký sinh côn trùng như Ometar (chế phẩm nấm xanh) và Biovip (chế phẩm nấm trắng) để trừ các loài rầy, bọ xít và sâu cuốn lá nhỏ hại lúa.

Không phun thuốc trừ sâu trong vòng 40 ngày đầu sau sạ để bảo vệ hệ thiên địch, chỉ phun thuốc trừ sâu khi mật số tới ngưỡng phòng trừ quy định và phải tuân thủ kỹ thuật 4 đúng:

* Đúng thuốc: Chọn thuốc đúng đối tượng sâu hại.* Đúng liều lượng: Tuân thủ quy định về liều lượng thuốc và nước pha theo chỉ dẫn ghi trên nhãn chai.
* Đúng lúc: Phun khi mật số sâu hại phát triển nhiều hơn mật số thiên địch.* Đúng cách: Phải phun trúng vào nơi có sâu rầy sinh sống như rầy ở gốc lúa, sâu ở trên lá hay trên thân.

Khi thật cần thiết, có thể sử dụng một trong các loại thuốc sau đây để phòng trừ:

* Rầy nâu: Applaud 10BHN, Actara 25WG, Bassa 50ND, Mipcin 25BHN và Trebon 10ND.
* Bù lạch: Actara 25WG, Bassa 50ND, Fastac 5ND, Regent 300WDG và Trebon 10ND.* Sâu phao: Fastac 5ND, Padan 95SP và Regent hai lúa xanh 300WDG.
* Sâu cuốn lá: DDVP 50ND, Fastac 5ND, Padan 95SP và Trebon 10ND.* Sâu dục thân: Basudin 10H, Padan 95SP, Regent hai lúa xanh 300WDG và Regent 10H.
* Bọ xít các loại: Bassa 50ND và Padan 10H


Có thể bạn quan tâm

Một số biện pháp khắc phục hiện tượng ngộ độc hữu cơ cho cây lúa vụ mùa Một số biện pháp khắc phục hiện tượng ngộ độc hữu cơ cho cây lúa vụ mùa

Để khắc phục tình trạng trên, Trung tâm Khuyến nông Hà Nội hướng dẫn tới bà con nông dân một số biện pháp để khắc phục ngộ độc hữu cơ và cách xử lý như sau:

18/02/2019
Chăm bón lúa đông xuân Chăm bón lúa đông xuân

Sau Tết Nguyên đán, ban ngày trời nắng, sáng sớm có sương mù là điều kiện thuận lợi cho bệnh đạo ôn và một số dịch hại trên lúa đông xuân.

21/02/2019
Khắc phục cỏ dại hại lúa Khắc phục cỏ dại hại lúa

Thời tiết tiếp tục có diễn biến phức tạp. Để vụ đông xuân giành thắng lợi và đạt năng suất cao, bà con nông dân miền Bắc cần ứng phó với các yếu tố bất lợi

21/02/2019
Các biện pháp phòng trừ cỏ dại và ốc bươu vàng hại lúa vụ xuân 2019 Các biện pháp phòng trừ cỏ dại và ốc bươu vàng hại lúa vụ xuân 2019

Cỏ dại và ốc bươu vàng là đối tượng dịch hại nguy hiểm đối với cây trồng nói chung, cây lúa nói riêng; làm giảm đáng kể năng suất cây trồng

26/02/2019
Kỹ thuật gieo mạ vụ xuân Kỹ thuật gieo mạ vụ xuân

Để hạn chế thiệt hại của bệnh lùn sọc đen, trước khi đem mạ đi cấy, nên phun phòng trừ rầy

27/02/2019