Kỹ Thuật Trồng Giống Ngô Lai Đơn NK6326

1. Đặc tính giống
Giống ngô lai đơn NK6326 có thời gian sinh trưởng trung ngày 95-100 ngày ở phía Nam và 110-120 ngày ở phía Bắc.
Chiều cao cây và đóng bắp trung bình, dạng hình cây đẹp, bộ lá cây xanh lâu tàn.
Nhiễm nhẹ các loại sâu bệnh hại chính như khảm lá, đốm lá, rệp cờ, sâu đục thân, nhiễm vừa khô vằn.
Cây cứng, chống đổ ngã tốt và có khả năng chịu rét tốt.
Tỷ lệ hạt/bắp cao, đạt từ 70-80%, dạng hạt bán đá, hạt màu vàng cam.
Năng suất cao và trồng được các vùng và các vụ trong cả nước.
2. Thời vụ và mật độ gieo trồng
2.1 Thời vụ: Giống NK6326 trồng được nhiều vụ trong năm:
-Phía Bắc: Vụ xuân, hè và vụ đông
-Phía Nam: Vụ hè thu, thu đông, đông xuân
Lưu ý: Khi trồng ngô trong vụ hè và hè thu ở phía Bắc và Bắc Trung bộ cần tránh thời gian trỗ cờ vào giai đoạn nắng nóng trên 35oC và không để cây ngô bị khô hạn sẽ gây hiện tượng chết phấn và kết hạt kém.
2.2 Mật độ gieo trồng: Gieo 1 hạt trên 1 hốc với khoảng cách như sau:
Vụ hè thu và thu đông ở phía Nam: 70x20 cm, mật độ 71.000 cây/ha.
Vụ đông xuân ở phía Nam: khoảng cách gieo 60x20 cm, mật độ 81.000 cây/ha.
Vụ xuân, vụ hè ở phía Bắc: 70x25 cm hoặc 70x20 cm, mật độ 57.000-71.000 cây/ha.
Vụ đông ở phía Bắc: 70x25 hoặc 60x25 cm tương đương 57.000-67.000 cây/ha.
3. Phân bón
3.1 Lượng phân bón
Loại phân
Sào Bắc bộ (360m2)
Sào Trung bộ (500m2)
1.000m2
1 ha
Phân chuồng
180 – 360 kg
250 – 500 kg
500 – 1.000kg
5.000 – 1.0000kg
Đạm Urê
11 – 15 kg
15 – 20 kg
30 – 40 kg
300 – 400 kg
Lân
15 – 18 kg
20 – 25 kg
40 – 50 kg
400 – 500 kg
Kali
4 – 6 kg
6 – 8 kg
11 – 15 kg
110 – 160 kg
3.2 Cách bón phân
1. Bón lót:
Bón toàn bộ phân chuồng nếu có (nếu có) và toàn bộ phân lân.
2. Thúc lần 1:
Lúc cây mọc được 3 – 5 lá thật, bón 1/3 lượng urê và 1/3 lượng kali
3. Thúc lần 2:
Lúc cây mọc được 7 – 9 lá; bón 1/3 lượng đạm urê và 1/3 kali
4. Thúc lần 3:
Lúc cây mọc được 11 – 13 lá; bón 1/3 lượng đạm urê và 1/3 kali còn lại
4. Phòng trừ sâu hại:
* Phòng trừ sâu đục thân: Dùng Basudin 10H, furadan 10H hoặc Diazan 10H; rắc 3-5hạt vào loa kèn vào lúc 30 ngày và 45 ngày sau khi gieo.
* Phòng trừ bệnh khô vằn: Sử dụng thuốc Anvil 5SC.
* Trừ cỏ: Làm bằng tay kết hợp với vun gốc lấp phân hoặc dùng các loại thuốc trừ cỏ để phun như Dual gold 960EC trước khi gieo 3 ngày và dùng thuốc Gramoxone 20SL phun khi bón thúc lần 2 (phun thuốc không để thuốc tiếp xúc với cây ngô).
Địa chỉ mua giống: Cty CP Giống cây trồng Nông Tín, 503 Nguyễn Thị Thập, P. Tân Quy, Q. 7, TPHCM hoặc Trạm giống cây trồng các huyện. Khu vực Bắc Trung bộ, liên hệ ông Nguyễn Danh Nhân, ĐT: 0913068098.
Có thể bạn quan tâm

Cty Advanta Việt Nam vừa phối hợp với Trạm KN- KN U Minh Thượng (Kiên Giang) tổ chức hội thảo đánh giá giống lúa lai F1 PAC 807 sản xuất trên nền đất lúa tôm (một vụ tôm, một vụ lúa). Qua thực tế sản suất cho thấy, giống lúa này có tính thích nghi tốt, cho năng suất cao hơn hẳn so với giống lúa mùa địa phương.

Hiện nay, bên cạnh các giống bí đỏ F1-125, F1-979, giống bí F1-868 đang được người dân Vĩnh Phúc đưa vào sản xuất đại trà. Với đặc trưng dễ trồng, dễ chăm bón, ít tốn công, hiệu quả kinh tế cao, giống bí F1-868 đang từng bước giúp người dân địa phương nâng cao đời sống.

Đây là các giống rau chất lượng cao được các nhà khoa học Viện Nghiên cứu Rau quả nghiên cứu, chọn tạo trong chương trình "Nghiên cứu chọn tạo giống cây trồng nông lâm nghiệp và giống vật nuôi giai đoạn 2001-2005" do Bộ NN-PTNT điều hành

Trên cơ sở đạt được từ việc lai tạo thành công giống lợn rừng 1/2 máu lai giữa đực rừng thuần Thái Lan và nái Móng Cái, Cty CP Giống chăn nuôi Thái Bình tiếp tục lai tạo thành công giống lợn lai F2 mang 3/4 máu lợn rừng.

Giống lúa OM 6976 đưa vào SX tại xã Đại Quang tỏ ra thích nghi, sinh trưởng phát triển khá tốt.