Kỹ Thuật Trồng Giống Ngô Lai Đơn NK6326

1. Đặc tính giống
Giống ngô lai đơn NK6326 có thời gian sinh trưởng trung ngày 95-100 ngày ở phía Nam và 110-120 ngày ở phía Bắc.
Chiều cao cây và đóng bắp trung bình, dạng hình cây đẹp, bộ lá cây xanh lâu tàn.
Nhiễm nhẹ các loại sâu bệnh hại chính như khảm lá, đốm lá, rệp cờ, sâu đục thân, nhiễm vừa khô vằn.
Cây cứng, chống đổ ngã tốt và có khả năng chịu rét tốt.
Tỷ lệ hạt/bắp cao, đạt từ 70-80%, dạng hạt bán đá, hạt màu vàng cam.
Năng suất cao và trồng được các vùng và các vụ trong cả nước.
2. Thời vụ và mật độ gieo trồng
2.1 Thời vụ: Giống NK6326 trồng được nhiều vụ trong năm:
-Phía Bắc: Vụ xuân, hè và vụ đông
-Phía Nam: Vụ hè thu, thu đông, đông xuân
Lưu ý: Khi trồng ngô trong vụ hè và hè thu ở phía Bắc và Bắc Trung bộ cần tránh thời gian trỗ cờ vào giai đoạn nắng nóng trên 35oC và không để cây ngô bị khô hạn sẽ gây hiện tượng chết phấn và kết hạt kém.
2.2 Mật độ gieo trồng: Gieo 1 hạt trên 1 hốc với khoảng cách như sau:
Vụ hè thu và thu đông ở phía Nam: 70x20 cm, mật độ 71.000 cây/ha.
Vụ đông xuân ở phía Nam: khoảng cách gieo 60x20 cm, mật độ 81.000 cây/ha.
Vụ xuân, vụ hè ở phía Bắc: 70x25 cm hoặc 70x20 cm, mật độ 57.000-71.000 cây/ha.
Vụ đông ở phía Bắc: 70x25 hoặc 60x25 cm tương đương 57.000-67.000 cây/ha.
3. Phân bón
3.1 Lượng phân bón
Loại phân
Sào Bắc bộ (360m2)
Sào Trung bộ (500m2)
1.000m2
1 ha
Phân chuồng
180 – 360 kg
250 – 500 kg
500 – 1.000kg
5.000 – 1.0000kg
Đạm Urê
11 – 15 kg
15 – 20 kg
30 – 40 kg
300 – 400 kg
Lân
15 – 18 kg
20 – 25 kg
40 – 50 kg
400 – 500 kg
Kali
4 – 6 kg
6 – 8 kg
11 – 15 kg
110 – 160 kg
3.2 Cách bón phân
1. Bón lót:
Bón toàn bộ phân chuồng nếu có (nếu có) và toàn bộ phân lân.
2. Thúc lần 1:
Lúc cây mọc được 3 – 5 lá thật, bón 1/3 lượng urê và 1/3 lượng kali
3. Thúc lần 2:
Lúc cây mọc được 7 – 9 lá; bón 1/3 lượng đạm urê và 1/3 kali
4. Thúc lần 3:
Lúc cây mọc được 11 – 13 lá; bón 1/3 lượng đạm urê và 1/3 kali còn lại
4. Phòng trừ sâu hại:
* Phòng trừ sâu đục thân: Dùng Basudin 10H, furadan 10H hoặc Diazan 10H; rắc 3-5hạt vào loa kèn vào lúc 30 ngày và 45 ngày sau khi gieo.
* Phòng trừ bệnh khô vằn: Sử dụng thuốc Anvil 5SC.
* Trừ cỏ: Làm bằng tay kết hợp với vun gốc lấp phân hoặc dùng các loại thuốc trừ cỏ để phun như Dual gold 960EC trước khi gieo 3 ngày và dùng thuốc Gramoxone 20SL phun khi bón thúc lần 2 (phun thuốc không để thuốc tiếp xúc với cây ngô).
Địa chỉ mua giống: Cty CP Giống cây trồng Nông Tín, 503 Nguyễn Thị Thập, P. Tân Quy, Q. 7, TPHCM hoặc Trạm giống cây trồng các huyện. Khu vực Bắc Trung bộ, liên hệ ông Nguyễn Danh Nhân, ĐT: 0913068098.
Có thể bạn quan tâm

Giống dâu F1- VH15 có nhiều đặc điểm vượt trội. Lá dâu F1- VH15 có chiều dài trung bình từ 25 – 35cm. Đây là kích thước lớn gấp đôi so với lá của giống dâu thông thường ở địa phương. Bên cạnh đó, dâu lai F1 VH15 trồng bằng hạt, có bộ rễ cắm sâu vào mặt đất từ 4-5 m.

Vừa qua, tại xã Kim Đính, huyện Kim Thành, Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Hải Dương đã tổ chức hội thảo tham quan, đánh giá kết quả thực hiện đề tài “Trồng thử nghiệm cây hoa loa kèn chịu nhiệt”.

Sau khi “thu phục” nông dân ĐBSH với năng suất không thua kém lúa tẻ và chất lượng sánh ngang nếp cái hoa vàng, DT22 tiếp tục làm cuộc di cư ngoạn mục lên “thánh địa” lúa nếp của miền núi phía Bắc là các tỉnh Yên Bái, Tuyên Quang…

Viện lúa ĐBSCL vừa tổ chức hội thảo đánh giá mô hình các giống đậu nành, đậu phộng thích ứng biến đổi khí hậu. Gần 80 đại biểu của Sở NN- PTNT, Trung tâm giống, Trung tâm Khuyến nông... các tỉnh Tây Ninh, Bà Rịa- Vũng Tàu, Đồng Tháp, Long An, Cần Thơ, Vĩnh Long, Hậu Giang, Đồng Nai tham dự.

Cỏ sả có thể trồng ở nhiều vùng đất khác nhau ở An Giang, chịu được khí hậu hạn hán và khô, nhờ hệ thống rể mọc sâu và rộng. Mọc thành bụi như cây sả, còn gọi là cỏ Ghi – Nê vì có nguồn gốc từ Ghi – Nê được nhập vào nước ta từ 50-60 năm nay và đã trở thành cỏ mọc tự nhiên ở nhiều địa phương trong cả nước