Kỹ Thuật Trồng Cây Sả

Sả thường được dùng làm gia vị trong món ăn hàng ngày. Sả có tinh dầu thơm, có mùi chanh nên thường nấu làm nước gội đầu, làm nước xông giải cảm. Tinh dầu sả dùng trong công nghiệp nước hoa, chất thơm. Củ sả có tác dụng thông tiểu tiện, ra mồ hôi, chữa cảm sốt.
Kỹ thuật trồng trọt:
Sả dễ trồng, không kén đất, thích nghi với mọi vùng khí hậu.
Làm sạch cỏ, cuốc hố rộng 20 x 20 cm, sâu 20 cm, cho mỗi hố 1- 2 kg phân chuồng trộn với lớp đất mặt. Lấy 1- 2 nhánh sả cắt bớt lá, tước bỏ bẹ lá khô ở ngoài, cắt bớt rễ dài ở gốc bẹ. Đặt nhánh sả hơi nghiêng 15 -200 lấp đất, nén chặt gốc. Sau đó tưới nước vào gốc cho đủ ẩm. Trời nắng tưới ngày 1 lần vào gốc giúp cây chóng bén rễ. Sau 10 -15 ngày sả đã bén rễ, đâm lá mới thì dùng nước tiểu và nước phân chuồng pha loãng tỷ lệ 1:3, hoặc phân đạm pha loãng 3 – 5% để tưới.
Thu hoạch:
Sau trồng 3 – 4 tháng đã có thể tỉa các dảnh to để ăn hoặc lấy lá để nấu nước gội đầu, nước xông. Chú ý vun gốc kết hợp bón thêm phân chuồng cho cây.
Có thể bạn quan tâm

Mô hình trồng dưa lưới trong nhà lưới cải tiến đang mang lại hiệu quả cho bà con nông dân ở nhiều địa phương. Áp dụng mô hình này, bà con không cần một hệ thống nhà kính, nhà lưới kiên cố để trồng dưa, đồng thời lại rất cơ động và hạn chế thấp nhất dịch bệnh hại cây. Nhờ vậy, giúp người trồng giảm chi phí, tăng năng suất và hiệu quả kinh tế.

Dong riềng trồng để lấy củ dùng làm nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến như: chế biến tinh bột, miến và các sản phẩm khác. So với một số cây trồng, dong riềng có sức sống mạnh, có khả năng thích nghi cao với điều kiện ngoại cảnh và chống chịu tốt với nhiều loại sâu bệnh. Hơn nữa, dong riềng còn là cây trồng dễ tính, có thể trồng ở ruộng sản suất hoặc có tận dụng đất vườn nhà mà vẫn cho năng suất củ.

Dự báo đến năm 2015, Đà Lạt phải phát triển khoảng 2.500ha diện tích khoai tây (năng suất trung bình trên dưới 25 tấn/ha) mới đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong và ngoài địa phương.

Hơn nửa tháng qua, giá cá điêu hồng nuôi bè tăng trở lại dù chưa ổn định, tình hình tiêu thụ cũng thuận lợi hơn nên người nuôi cá điêu hồng lồng bè cơ bản đã vượt qua được thời điểm khó khăn. Sự khởi sắc của làng bè nuôi cá điêu hồng đã kéo giá cá điêu hồng giống tăng lên sau thời gian dài “rớt đáy” cùng cá điêu hồng thương phẩm.

Thời gian qua, do hạn hán kéo dài, dẫn đến thiếu nước sinh hoạt và sản xuất hè thu tại một số địa phương ở Bình Thuận. Đây cũng chính là nguyên do dẫn đến việc trễ thời vụ xuống giống, gây áp lực về tình hình sâu bệnh trên cây trồng gia tăng.