Kỹ Thuật Trồng Cây Rau Má Tây Phi

Hiện nay ở nước ta đã nhập khẩu được rau má Tây Phi có năng suất chất lượng cao, đã được trồng ở Bắc Ninh, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc…
Rau má Tây Phi có hình dạng giống hệt rau má ở nước ta lúc mới mọc lên, nhưng lá xanh, thân mượt, mịn trơn hơn. Cuống lá dài, to gấp 1,5 lần, giã rau được nhiều nước hơn so với rau má của nước ta. Năng suất cao hơn hẳn rau má ta, 1m2 có thể được từ 0,1-2 kg rau/năm. Ăn rau giòn, thơm đượm không kém rau má ta.
Sau 6 tháng trồng diện tích tăng lên gấp đôi và dày đặc. Rau má Tây Phi thích hợp với nhiều loại đất: đồng bằng, miền núi, trung du, ưa ẩm nhưng không chịu được úng, có thể trồng dưới tán cây. Sinh trưởng, phát triển quanh năm nhưng tốt nhất trồng vào mùa xuân, hè.
Cách trồng
Cuốc, xới đất nhỏ tơi sâu 20-25cm, có thể trồng xen với nhiều loại cây trồng khác. Làm đất nhỏ, phẳng, bón từ 3-5kg phân hữu cơ mục, 1kg vi sinh/m2, không bón, tưới phân tươi, nước vôi đặc cho rau. Nếu trồng nhiều có thể lên luống rộng tới 1m2, cao 20-30cm, tỉa từng nhánh ra trồng. Chú ý không làm đứt rễ cây (tức là không thể trồng bằng cọng, cuống lá được).
Trồng sâu đến phần hết cuống củ (1cm). Mật độ cây cách cây 8-10cm, hàng 5-10cm. Nếu trồng ở khay, chậu thì mật độ dày hơn. 2 ngày đầu cần che tủ chống nắng cho rau, thường xuyên giữ cho dất ẩm nhưng không thể để cây bị ngập úng.
Thu hoạch:
Có thể xén hoặc tỉa từng cuống, nhổ từ gốc lên, sau mỗi lần thu hoạch có thể tưới thêm phân và nước cho rau.
Có thể bạn quan tâm

Nghề trồng rau má là một hướng đi đúng. Rau má đang trở thành một loại cây trồng đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất. Trồng rau má chỉ cần lên luống như luống gieo rau cải sau đó cấy giống một lần, công việc còn lại là bón phân vô cơ, làm cỏ, phun thuốc trừ sâu (nếu có) và tưới nước mỗi ngày 2 lần vào buổi sáng và buổi chiều cho cây rau đủ độ ẩm để phát triển. Cứ 20 ngày là cắt một lần đem nhập cho tư thương các chợ ở quanh vùng
.jpg)
Sau đây là một số kinh nghiệm của bà con mà chúng tôi đã thu lượm được nhân dịp về tham quan tìm hiểu loại cây này. Theo bà con ở đây thì rau má có thể sống trên nhiều loại đất khác nhau, nhưng loại đất thích hợp nhất cho chúng vẫn là loại đất phèn.

Rau má là cây cho lợi nhuận khá cao, nhưng trồng rau má phải dày công chăm sóc và xuống giống đúng thời vụ (hợp lý nhất là tháng giêng Âm lịch)

Dễ trồng và dễ tiêu thụ, cây rau má đã tạo sự đột phá lớn trong phát triển kinh tế của người dân xã Quảng Thọ, Quảng Điền, Thừa Thiên - Huế. Từ ngày chuyển đổi 7 sào đất trồng sắn, lạc, bắp sang trồng rau má, kinh tế của gia đình ông Nguyễn Đình Lâm (thôn Phước Yên, xã Quảng Thọ), lên như diều gặp gió. “Nhờ cây rau má mà gia đình tôi từ chỗ chạy ăn từng bữa đã có của ăn của để và xây được nhà cửa khang trang”- ông Lâm phấn khởi.

Hiện nay ở nước ta đã nhập khẩu được rau má Tây Phi có năng suất chất lượng cao, đã được trồng ở Bắc Ninh, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc…