Kỹ Thuật Trồng Cây Cải Thảo

Khi trồng, bà con nên chọn các giống cải thảo lai, thích nghi rộng, có năng suất, chất lượng cao như: cải thảo Minh Nguyệt, Bạch Dương...
Thời vụCác tỉnh phía Bắc trồng từ tháng 8 - 10, phía Nam trồng từ tháng 7 năm trước đến tháng 4 năm sau.
Vườn ươm
Làm đất kỹ, nhặt sạch cỏ dại, lên luống rộng 90-100cm, rãnh rộng 30cm, cao 25cm. Bón lót 1kg phân chuồng hoai mục + 15g supe lân + 8g kali sunfat cho 1m2 đất vườn ươm. Trải đều phân lên mặt luống, trộn lẫn phân với đất, sau đó vét đất ở rãnh phủ lên mặt luống dày 1,2-2cm.
Hạt giống sau khi ngâm vào nước nóng 50oC trong 20 phút, tiếp tục ngâm vào nước sạch trong 4-6 giờ. Gieo 1,5-2g hạt/m2. Gieo hạt xong phủ lên một lớp rơm rạ cắt ngắn 1-1,5cm hoặc trấu đã qua xử lý. Dùng cót tre chùm lên khung bằng tre, nứa uốn theo hình vòm cống để che mưa to, nắng rát trong 12- 15 ngày đầu. Tưới đậm nước bằng ô doa, những ngày sau đó khoảng 2 ngày tưới 1 lần. Nhổ tỉa cây bị sâu bệnh, cỏ dại, để khoảng cách 2-2,5cm/cây. Tưới thúc bằng nước phân chuồng ngâm ngấu pha loãng. Khi cây có 4-5 lá thật thì nhổ đem cấy ra ruộng sản xuất.
Làm đất, chăm sócChọn ruộng cát pha, thịt nhẹ, chủ động nước, làm đất kỹ, lên luống rộng 1,2m, rãnh rộng 30cm, cao 25cm. Trồng hai hàng dọc trên luống với khoảng cách: Trồng hàng cách hàng 50cm, cây cách cây 35-40cm.
Lượng phân bón (tính cho 1 sào Bắc bộ 360m2): Phân chuồng hoai mục 0,7-1 tấn, đạm urê 10-12kg, supe lân 15-20kg, kali sunfat 5-6kg. Nếu đất chua (độ pH
Cách bón: Bón lót toàn bộ phân chuồng, phân lân + 1/4 lượng đạm và kali. Trộn đều phân rồi cấy cây giống. Bón thúc lần 1 khi cây bén rễ hồi xanh 1/4 đạm, kali. Bón thúc lần 2 khi lá cây bắt đầu vào cuốn bón 1/4 phân đạm và kali. Bón lần 3 với lượng phân còn lại, sau lần 2 khoảng 12-15 ngày, kết hợp các đợt bón phân làm cỏ, xới xáo vun gốc, tưới nước.
Có thể dùng một số chế phẩm phân bón lá như: K-H; Atonic, Humate, Yogen,... khoảng 10-12 ngày phun/lần cho năng suất tăng thêm 20-30%, chất lượng vẫn đảm bảo.
Dùng nước sạch, nước giếng khơi, giếng khoan, nước sông ngòi chưa bị ô nhiễm tưới cho cải thảo để đảm bảo an toàn thực phẩm.
Có thể bạn quan tâm

2Lúa giới thiệu cách trồng Cải Ngọt. Cải ngọt thường bị một số sâu bệnh như: bọ nhảy, sâu khoang, sâu tơ, sâu xanh ruồi đục lá, bệnh thối nhũn vi khuẩn, bệnh chết cây con...

Cải Xanh trồng được trên nhiều loại đất miễn là tưới tiêu tiêu thuận lợi. Tuy nhiên đất nhiều cát, trồng mùa mưa nhất thiết phải dùng giống chịu mưa và nếu có thể được, nên dùng rơm phủ hoặc lưới nylon che để hạn chế đất cát bắn lên lá và hạn chế sâu bệnh cỏ dại

Xà lách xoong rất giàu beta-carotene, vitamin B1, vitamin B6 và những vitamin tan trong dầu như vitamin E, vitamin K. Nó cũng chứa một hàm lượng cao các khoáng chất cần thiết cho cơ thể như iodine, sắt, calcium, magnesium, kẽm

Xà lách xoong hiện nay thu hoạch bao nhiêu thương lái đến tận ruộng thu mua hết. Hai công xà lách xoong của ông trừ hết chi phí lãi trên 60 triệu đồng/năm.

Báo Nông nghiệp Việt Nam số ra ngày 17/3/2004 phản ánh "hiện tượng lạ ở Lâm Đồng nông dân trồng bắp cải chỉ sau 3 tuần lại bắt đầu tạo củ". Để làm rõ vấn đề trên, Báo Nông nghiệp Việt Nam số ra ngày 12/4/2004 cho biết hiện nay các cơ quan chức năng trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng tiếp tục phối hợp cùng đánh giá rõ về mức độ thiệt hại, tìm biện pháp phòng trừ bệnh gây sưng rễ cải bắp