Trang chủ / Rau củ quả / Cà chua

Kỹ Thuật Trồng Cà Chua PT18.50

Kỹ Thuật Trồng Cà Chua PT18.50
Ngày đăng: 23/12/2012

Viện nghiên cứu rau quả T.Ư (Bộ NN&PTNT) vừa chọn tạo và sản xuất thành công giống cà chua mới PT18 chuyên dùng cho chế biến công nghiệp. Đây là giống cà chua có năng suất cao, chất lượng tốt, thích hợp với điều kiện canh tác tại các vùng nguyên liệu miền Bắc.

Cà chua PT18 có chiều cao trung bình 80 – 100cm, dạng cây gọn, màu lá xanh nhạt, cong lòng mo, tán gọn, phân cành ít, sinh trưởng hữu hạn (100 – 120 ngày), kháng bệnh khá, nhất là bệnh héo xanh vi khuẩn, năng suất trung bình đạt 45 – 50 tấn/ha, chất lượng tốt với độ brix bằng 4,8 – 5,2, độ pH

1. Thời vụ trồng

Cà chua sinh trưởng và phát triển tốt nhất trong mùa khô dưới nhiệt độ 21 – 25 độ C, nếu cao hơn 30 độ C khả năng đậu quả sẽ bị hạn chế. Thời vụ gieo hạt thích hợp nhất từ tháng 9 đến tháng 10. Cà chua PT18 trồng được cả 3 vụ: vụ sớm (gieo từ 5 – 8 đến 15 – 8, trồng đầu tháng 9); vụ chính(gieo từ 5 – 9 đến 15 – 9, trồng đầu tháng 10); vụ muộn (gieo 15 đến 20 – 1, trồng 15 đến 20 - 2).

2. Sản xuất cây con

Dụng cụ ươm cây bằng khay nhựa, tỉ lệ 40 – 75 hốc/khay, khao3ng cách giữa các cây con 4 – 5cm. thành phần làm bầu gồm 40% đất, 30% trấu hun hoặc mùn mục, 30% phân chuồng mục. Lượng hạt cần gieo 200g/ha, gieo vào mỗi hốc 1 – 2 hạt. Khi cây mọc được 1 lá thật tiến hành tỉa bớt cây con, chỉ giữ lại mỗi cây một hốc. nếu không gieo bằng khay có thể gieo trên luống. Nếu không gieo bằng khay có thể gieo trên luống. Đất dùng làm vườn ươm là chân đất thịt nhẹ, dễ thoát nước, diện tích làm vườn ươm khoảng 120 – 150 m2/ha. Chú ý khi gieo trên vườn ươm cần làm mái che để bảo vệ cây.

3. Trồng và chăm sóc

- Nên chọn chân đất giàu mùn, tơi xốp, dễ thoát nước, không trồng cà chua trên đất vụ trước đã trồng những cây cùng họ cà như khoai tây, ớt, cà…có thể trồng cà chua luân canh với lúa nước. Đất trồng cà chua phải được phơi ải, cày bừa kỹ, sạch cỏ dại. Lên luống trồng cao 20 – 25cm, rộng 110cm, khoảng cách giữa các rãnh 30cm. Trước khi trồng cần xử lý đất bằng Basudin 10H hoặc Vibam 10H.

- Trồng cây vào buổi chiều hoặc hôm râm mát, không trồng cây trực tiếp vào những chỗ có phân, kích thước trồng 70 x 45cm.

Phân bón:

- Đối với phân hữu cơ, lượng phân chuồng bón lót 20 – 25 tấn/ha. Phân hóa học dùng cho 1 ha tương ứng là 300 – 360kg đạm, 810 – 900kg lân, 360 – 400kg kali, nếu đất chua bón thêm 800kg vôi bột.

- Bón lót toàn bộ phân chuồng + 80% lân + 20% đạm + 20% kali trước khi trồng bằng cách rạch hàng hoặc bón theo hốc, sau đó dùng đất bột lấp kín lại. Bón thúc chia làm 4 đợt, đợt 1 (khi cây mới hồi xanh, 10 – 12 ngày sau trồng) bón 10% lân + 10% đạm; đợt 2 (khi cây bắt đầu ra hoa rộ, 4 – 5 tuần sau trồng) bón 10% lân + 30% đạm + 30% kali; đợt 3 (khi cây ra hoa rộ, 8 tuần sau trồng) bón 30% đạm + 40% kali; đợt 4 (sau khi thu lứa quả đầu) bón toàn bộ số phân còn lại.

- Luôn luôn giữ cho cây đủ ẩm, nhất là ở giai đoạn đầu và giai đoạn ra hoa kết quả. Làm cỏ kết hợp vun gốc theo 2 đợt vào thời điểm trước bón phân lần 1 và sau bón phân lần 2…, các biện pháp chăm sóc tương tự như những giống cà chua thông thường.

4. Phòng trừ sâu bệnh

- Bệnh xoắn là virus: bệnh này do rệp và bọ phấn trắng truyền nhiễm, hại nặng trong vụ cà chua sớm, vụ xuân hè, bệnh làm cho vàng lá, khảm lá. Trị bệnh bằng cách nhổ bỏ toàn bộ cây nhiễm bệnh và vệ sinh đồng ruộng.

- Bệnh sương mai: hại mọi bộ phần của cây, phát triển mạnh trong điều kiện thời tiết mưa phùn, âm u kéo dài, dùng thuốc Ridomil MZ 72WP, Zineb 80WP, Boócđô để trừ.

- Bệnh đốm lá: xuất hiện khi nhiệt độ tăng cao, dùng thuốc Socre 250 Ec, Anvin 5SC, Rovral 50WP, antrcol 70Wp để trừ.

- Ngoài ra có thể dùng các loại thuốc Sherpa 20EC, Sumicidin 20EC, Cymerin trị sâu đục quả; Conidor 100sl, Baytyroid 50sl trị giòi đục lá; Admire 50SC, Conidor 100sl, Baytyroid 50 trị bọ trĩ; Trebon 10EC, Karate 25 EC trị rệp, bọ phấn.

Giống cà chua PT18 hiện đã được công nhận chính thức là giống quốc gia và đang được trồng ở rất nhiều tỉnh như Hải Phòng, Hải Dương, Vĩnh Phúc, Phú Thọ,…Đây là giống hiện đang được Nhà máy chế biến cà chua Hải Phòng và Tổng CÔng ty Rau quả, Nông sản Việt Nam thu mua, chế biến với khối lượng lớn.


Có thể bạn quan tâm

Trồng Cà Chua Vụ Mưa Giá Bán Cao Gấp 2 -3 Lần Trồng Cà Chua Vụ Mưa Giá Bán Cao Gấp 2 -3 Lần

Cà chua có thể trồng từ tháng 12 - 1 (vụ đông – xuân) hoặc tháng 6 - 7 (vụ mưa). Vụ mưa năng suất thấp, nhưng giá bán cao, giống thích hợp để trồng là KBT4, số 12, SB2, S901.

13/04/2012
Bệnh Mốc Sương (Héo Muộn) Bệnh Mốc Sương (Héo Muộn)

Bệnh thường gây hại nặng trong điều kiện nhiệt độ thấp và ẩm độ cao. Bệnh gây hại trên thân, lá và trái. Vết bệnh lúc đầu có màu xanh đậm như úng nước, sau đó vết bệnh có màu nâu đen, vết bệnh lớn dần, nếu trời ẩm trên bề mặt lớp bệnh có lớp tơ màu trắng bao phủ, bệnh nặng sẽ làm thối nhũn, nếu thời tiết khô, vết cũng khô dòn dễ vỡ

10/08/2011
Kỹ Thuật Trồng Cà Chua Hồng Châu Kỹ Thuật Trồng Cà Chua Hồng Châu

Là giống cà chua lai F1 dạng bán hữu hạn, sinh trưởng, phát triển khoẻ, chiều cao cây từ 1,2 - 1,4m. Thời gian từ trồng đến thu hoạch 60 - 65 ngày, thời gian thu hoạch kéo dài từ 30 - 60 ngày (tuỳ theo chế độ chăm sóc)

20/08/2011
Kỹ Thuật Trồng Cà Chua Trái Vụ Kỹ Thuật Trồng Cà Chua Trái Vụ

Trước đây, cà chua chỉ được trồng vào vụ đông, cây khi thu hoạch giá thường rất rẻ. Muốn bán cà chua được giá cao thì phải trồng trái vụ, nhưng rất ít hộ trồng được cà chua sớm, bởi cà chua hay bị bệnh héo xanh, héo rũ, nở cổ rễ…

08/12/2011
Kỹ Thuật Ghép Cà Chua Kháng Bệnh Héo Rũ Kỹ Thuật Ghép Cà Chua Kháng Bệnh Héo Rũ

Để giúp người trồng cà chua giảm bớt nỗi lo bệnh héo rũ do vi khuẩn gây ra. Anh Nguyễn Hữu Dùng- Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật thuộc Sở Khoa học- Công nghệ Vĩnh Long hướng dẫn một số kỹ thuật ghép nhằm tăng năng suất và khả năng kháng trên cây cà chua.

08/12/2011