Kỷ Thuật Trồng Bầu Hồ Lô

Trước tiên nói về giống bầu: Hiện nay theo mình được biết thì giống bầu của người dân tộc dễ trồng hơn, cây cho quả thời gian dài hơn, tuy nhiên q ủa lại to nên làm kiểng thì không đẹp nhưng để đựng rượu thì...tuyệt. Giống bầu do công ty Trang Nông cung cấp thời gian thu hoạch ngắn, cây mau cho quả nhưng cũng chóng tàn, q ủa nhỏ để trang trí rất đẹp. Nếu bạn chưa có giống bầu của công ty Trang Nông thì ghé qua khu Ông Tạ - Sài Gòn hỏi mua.
Trước tiên nói về giống bầu: Hiện nay theo mình được biết thì giống bầu của người dân tộc dễ trồng hơn, cây cho quả thời gian dài hơn, tuy nhiên q ủa lại to nên làm kiểng thì không đẹp nhưng để đựng rượu thì...tuyệt. Giống bầu do công ty Trang Nông cung cấp thời gian thu hoạch ngắn, cây mau cho quả nhưng cũng chóng tàn, q ủa nhỏ để trang trí rất đẹp. Nếu bạn chưa có giống bầu của công ty Trang Nông thì ghé qua khu Ông Tạ - Sài Gòn hỏi mua.
Kỹ thuật trồng:
+ Chuẩn bị bầu ương: đất tơi xốp trộn thêm Chế Phẩm Nấm Trichoderma (xử lý nấm hại rễ và kích thích mau nảy mầm), gieo hai hạt cho một bầu đất, độ sâu khoảng 2cm. Nếu là giống của Trang nông thì khoảng 2 tuần hạt sẽ nhú mầm. Giống của dân tộc thì lâu nảy mầm hơn.
+ Giàn bầu: Nên dùng các cây họ tre làm giàn, dùng dây thép căng ô vuông thì chắc chắn hơn nhưng lại làm tổn thương dây bầu nên không tốt. Các cây ngang dọc cách nhau 20cm là vừa.
+ Trồng: sau khi cây bầu hồ lô cao khoảng 20cm thì mang ra trồng được. Hố đất đào 60x60x60 (cm) là được. Dùng phân chuồng trộn với đất theo tỷ lệ 30 phân chuồng 70 đất. Cần nhẹ nhàng dùng dao sắc cắt bầu đất và tiến hành trồng bình thường. Nên nhớ, rễ cây bầu hồ lô rất nhạy cảm, bạn nên nhẹ tay để bầu đất không vỡ ra.
+ Chăm sóc: tỉa bớt nhánh phụ. Nếu bạn trồng với mục đích lấy trái làm cảnh thì để bao nhiêu trái cũng được (trái sẽ rất nhỏ nếu để cây nuôi nhiều trái), nếu bạn muốn dùng làm đồ đựng nước hoặc ăn thì nên tỉa bớt trái đi nha.
+ Thuốc: Bạn nên pha Chế phẩm Nấm Trichoderma với nước để tưới vào gốc để hạn chế nấm bệnh (vào mùa mưa, còn mùa nắng thì không cần lắm, nếu có thì...càng tốt). Nên phun Phân bón lá Ba Lá Xanh để cây cho năng suất cao.
Có thể bạn quan tâm

2Lúa xin giới thiệu Quý bà con kỹ thuật trồng và chăm sóc Bầu. Bầu có tên khoa học là Lagenaria siceraria, thuộc họ bầu bí Cucurbitaceae. Cây bầu có nguồn gốc Châu Phi và Ấn Độ, ngày nay được trồng rộng rãi ở các nước vùng nhiệt đới và á nhiệt đới trên thế giới

Bầu TN 215 là giống lai F1, có khả năng sinh trưởng mạnh, kháng sâu bệnh khá tốt. Trái dài 35 – 50cm, suôn đẹp, màu xanh nhạt, đặc biệt đầu và đích trái bằng nhau. Thời gian thu hoạch có thể bắt đầu 55 – 60 ngày sau khi gieo

Thời vụ gieo trồng bầu là tháng 10 đến tháng 12. Bầu cho thu hoạch vào tháng 4 và 5. Trước khi gieo hạt cần bón phân lót vào hốc. Mỗi hốc bón 10 - 15kg phân chuồng hoai mục trộn với 100g supe lân

Gia đình tôi có trồng bầu, bí nhưng thường có hiện tượng rụng nụ. Xin cho biết biện pháp đề khắc phục hiện tượng này

Hạt giống được gieo trong cát nhỏ (loại cát trát tường nhà), gieo dày như gieo mạ, lấp lớp cát nhỏ lên trên hạt khoảng 1-2 cm tuỳ từng loại hạt. Ví dụ hạt các loại rau, hạt cây có vỏ mỏng, mềm lấp mỏng; hạt cây ăn quả, cây lâm nghiệp, hạt có vỏ dày cứng lấp sâu. Tốt nhất các loại hạt đem ngâm đủ nước, nếu mùa lạnh đem ủ ấm đến nứt nanh 20-30% đem gieo.