Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Kỹ Thuật Nuôi Trĩ Đỏ

Kỹ Thuật Nuôi Trĩ Đỏ
Ngày đăng: 30/04/2014

Mô hình nông trại “Vườn chim Việt” của anh Trần Nhữ Giáp ở xóm Đòng, xã Nhân Thịnh, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam.

Hàng trăm cá thể được anh nhân ra theo từng ô chuồng để nuôi công, trĩ đỏ, vẹt, gà lôi, vịt uyên ương và rất nhiều loài mới được đưa từ nước ngoài về.

Riêng về trĩ đỏ, anh có hàng trăm con. Mỗi ô chuồng, anh nuôi 30-40 con. Đàn trĩ mượt mà, lông sặc sỡ, trông rất thích. Nhưng nó đâu chỉ để ngắm hoặc làm cảnh. Nhiều nhà hàng cao cấp ở Hà Nội thường xuyên gọi điện xuống để mua trĩ về làm thịt cho khách.

Giá thịt trĩ đâu có rẻ, khoảng 300.000 đồng/kg. Thế mà những con trống có thể nặng từ 1,5-2kg/con. Bạn thử tính xem, nếu ta nuôi 100 con trĩ đỏ trên diện tích chuồng khoảng 50m2, ta có thể thu được một khoản tiền bằng canh tác cả... hecta! Rõ ràng, đây là một hướng làm ăn không thể coi thường được.

Trĩ có con trống, con mái. Lúc nhỏ, ta khó phân biệt. Nhưng đến khi được 2-3 tháng tuổi thì trống, mái rất khác nhau. Con trống thường lớn hơn và có màu lông sặc sỡ. Trên cổ của nó xuất hiện một vòng lông cổ màu trắng (nên nó còn được gọi là trĩ đỏ khoang cổ trắng).

Còn con mái thì nhỏ hơn và màu lông xỉn hơn. Con trống có thể nặng từ 1,5-2kg và đuôi dài từ 0,4-0,6m. trong lúc con mái chỉ nặng khoảng 0,7-1,3kg và đuôi ngắn.

Nên mua trĩ tại các cơ sở có uy tín và có kinh nghiệm nuôi. Đặc biệt, tránh mua phải các cặp trĩ đồng huyết. Cũng không nên mua con giống còn quá nhỏ. Ta nên mua loại đã được 3-5 tháng tuổi hoặc chim hậu bị.

Chỗ nuôi có thể tận dụng các nhà kho, các chuồng nuôi gà, vịt hoặc làm mới. Ta phải đảm bảo chuồng luôn sạch sẽ, thoáng mát nhưng kín đáo. Phía trên trần phải có lưới che để tránh chim bay đi mất. Xung quanh có thể ngăn bằng lưới B40, lưới mắt cáo, hoặc tre, nứa. Dưới nền, khi nhỏ ta lót rơm khô, lúc lớn ta đổ cát vàng. Chim rất thích tắm cát và đẻ trứng ngay trên cát. Nó không biết ấp. Ta thả trứng và đưa cho gà hoặc máy ấp hộ.

Mật độ thả chim tùy thuộc vào lứa tuổi. Dưới 30 ngày tuổi thả 15-40 con/m2; khi 30-60 ngày tuổi thả 6-12 con/m2, lúc được 2-3 tháng ta thả 2-4 con/m2. Còn khi đã từ 3 tháng tuổi trở lên ta thả 1-2 con/m2.

Ta nên chia thành nhiều ô để nuôi. Với cỡ chuồng rộng 3,5m, dài 6m, cao 2,5-2,8m ta có thể nuôi 20-25 cá thể bố mẹ hoặc 30-40 cá thể chim hậu bị.

Nên đảm bảo tỷ lệ thả là 1 trống + 3 mái. Ta gác 1 số cây ngang để chúng nhảy lên đỗ (giống như gà).

Thức ăn của chim giống như gà, gồm cám, thóc, rau xanh. Với các lứa tuổi, ta chọn thức ăn của gà cùng lứa tuổi để cho chim ăn. Nuôi khoảng 8 tháng thì chim bắt đầu đẻ trứng. Mỗi con có thể đẻ 60-80 trứng/năm. Ta thu và đem đi ấp.

Ta tiến hành phòng và chữa bệnh cho trĩ đỏ như đối với gà nhưng liều lượng thuốc nên gấp đôi.

Phải đề phòng tránh chó, mèo, chuột và các loại côn trùng gây bệnh. Phải tránh gió lùa, mưa tạt và làm vệ sinh thường xuyên.


Có thể bạn quan tâm

Qua Khảo Sát Nghề Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng Còn Nhiều Bất Cập Về Kỹ Thuật Và Môi Trường Qua Khảo Sát Nghề Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng Còn Nhiều Bất Cập Về Kỹ Thuật Và Môi Trường

Ða số người nuôi tôm có trình độ kỹ thuật thấp, tôm giống không qua kiểm dịch còn cao, thả nuôi mật độ dày… là những lý do khiến cho nghề nuôi tôm thẻ chân trắng (TTCT) ở tỉnh Bình Định luôn trong tình trạng không bền vững vì dịch bệnh tôm nuôi. Ðây là kết quả nghiên cứu do Chi cục Thú y thực hiện.

21/06/2013
Ra Tù Làm... Ông Chủ Ra Tù Làm... Ông Chủ

Được đặc xá ra tù, Trần Văn Dương (SN 1965, xã Đức Long, Đức Thọ, Hà Tĩnh) lăn lộn học hỏi kinh nghiệm làm trang trại. Sau gần chục năm tích lũy kinh nghiệm anh về quê lập nghiệp, đến nay trang trại của anh có thu nhập tiền tỷ.

22/06/2013
Khuyến Cáo Người Dân Nuôi Tôm Nên Xây Dựng Ao Lắng Ở Long An Khuyến Cáo Người Dân Nuôi Tôm Nên Xây Dựng Ao Lắng Ở Long An

Hiện nay, các huyện Cần Đước, Cần Giuộc, Tân Trụ, Châu Thành (Long An) thả hơn 3.400 ha tôm thẻ, tôm chân trắng; trong đó đã có 40% diện tích nuôi tôm bị bệnh đốm trắng chết. Nhiều hộ mới vừa thả con giống được 15 - 20 ngày, tôm bị sốc nước chết, nên tháo xả ra sông gây thiệt hại không nhỏ.

05/03/2013
Vào Mùa Đánh Bắt Cá Bông Lau Trên Sông Vàm Nao Ở An Giang Vào Mùa Đánh Bắt Cá Bông Lau Trên Sông Vàm Nao Ở An Giang

Ấp Bình Thới và Bình Thiện (xã Bình Thủy, huyện Châu Phú - An Giang) hiện có gần 20 hộ làm nghề đánh bắt cá bông lau. Chị Bùi Thị Dành (ngụ ấp Bình Thới), có hơn 30 năm trong nghề đánh bắt cá bông lau cho biết, hiện trên sông Vàm Nao, người dân đánh bắt cá bông lau bằng cách dùng lưới đăng (hay còn gọi là lưới ngầm) và lưới thả dùng đánh bắt vào ban đêm. Từ đầu mùa đánh bắt đến nay, chị Dành đã bắt được 9 con cá bông lau, mỗi con nặng từ 3 - 8kg; giá bán cho thương lái thời điểm đầu mùa từ 160 - 180 ngàn đồng/kg, còn hiện tại khoảng 120 ngàn đồng/kg.

07/03/2013
Nông Dân Méo Mặt Vì Nông Dân Méo Mặt Vì "Bệnh Lạ" Trên Cây Bắp Ở Nghĩa Hành (Quảng Ngãi)

Hàng chục hộ dân ở xã Hành Tín Tây (Nghĩa Hành - Quảng Ngãi) mất ăn, mất ngủ vì cây bắp (ngô) bị "bệnh lạ" tấn công khiến cho cây bắp không phát triển. Nhiều hộ nông dân đang đứng trước nguy cơ mất trắng một mùa vụ trồng bắp.

07/03/2013