Kỹ Thuật Nuôi Tôm Sú Bán Thâm Canh, Thâm Canh

1/Chọn Lựa Ao Và Mùa Vụ Nuôi:
Thiết kế ao lắng chiếm 30% diện tích so với ao nuôi
Chọn ao nuôi có diện tích 3000-5000 m2,dễ chăm sóc quản lí.
Tập trung nuôi tôm trong vụ chính,bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 1 năm sau.Vụ phụ mùa mưa hạn chế tối đa việc thả nuôi hoặc chuỵển sang nuôi các lòai thủy sản khác như cá rô phi,cá điêu hồng...
|
|
2/Hệ Thống Cống:
Ao có hệ thống cống cấp,cống thóat riêng biệt.Hai cống đặt chéo góc nhau,cống thóat đặt cuối gío, cống cấp đặt đầu gío. Đáy ao nghiêng dần từ cống cấp đến cống thoát.Cấp đủ và thóat cạn nước ao trong thời gian không quá 6 giờ.
3/Cải Tạo, Xử Lý Ao Nuôi:
Thực hiện trước khi thả giống 15-20 ngày, áp dụng cho ao nuôi và ao lắng.Công việc đầu tiên xả cạn nước ao nuôi, sên vét đưa lớp bùn đáy ra ngòai xa khu vực nuôi,hạn chế tối đa mức độ ảnh hưởng ngược trở lại từ lớp bùn đáy tới nguồn nước, kinh cấp nước, khu vực nuôi...Chừa lớp bùn đáy dày 3-5cm, xảm các lỗ mọi, hang hốc, xan bằng phẳng đáy ao.Trước khi tiến hành công đọan bón vôi cần kiểm tra độ phèn (pH) đất và nước khu vực ao nuôi. Ao có độ pH từ 5.5-6 dùng vôi nông nghiệp (CaCO3), hoặc vôi sống (CaO) bón xuống ao với liều lượng 7-10kg/100mét vuông. Ao có độ phèn 4.5 - 5 trước khi bón vôi cần xả xổ nhiều lần (rửa ao).Lượng vôi dùng 15-20kg/100mét vuông, phơi nắng từ 3-5 ngày trước khi lấy nước vào ao.
4/Xử Lý Gây Màu Nước:
Lấy nước vào ao qua lưới chắn tạp,địch hại. Mức nước qui định từ 1.2-1.5m.Không xử lí nước ngay sau khi lấy vào ao vì một số lòai địch hại tồn tại ở dạng trứng,có vỏ canxi rất dày bao bọc.Thuốc, hóa chất xử lí trong giai đọan này không thể diệt được.Sau khi lấy nước, để thời gian từ 7-10 ngày, chờ trứng các lòai địch hại nở ra. Dùng Chlorine lượng 30g/mét khối nước để xử lí, sau 5 ngày tiến hành gây màu nước.Sử dụng phân vô cơ DAP hòa nước tạt đều quanh ao lượng 300-500g/100m2,có thể hỗ trợ thêm 1kg bột cá + 1kg bột đậu nành cho mỗi 100mét vuông ao để màu mau lên.Khi nước có màu vàng vỏ đậu xanh thì tiến hành thả giống.
5/Chọn Lựa Con Giống:
Giống đều cỡ, đạt chiều dài từ 1.2-1.5cm.Đầy đủ phụ bộ như râu,chân bò, chân bơi, chũy, đuôi.Thân hình cân đối,họat động nhanh nhạy,màu sắc tươi sáng.Khi tôm vào thau nước quay nhẹ,tôm có xu hướng đi ngược dòng nước và phân bố đều quanh thau, không tụ thành đám ở giữa thau.Dùng 2-3cc Formaline cho vào 10 lít nước, cho 100 tôm post vào, sau 2 giờ tỉ lệ chết không quá 5%, đánh giá tôm tốt.Hoặc đột ngột hạ độ mặn của trại giống xuống 50%, cho 100 tôm post vào, sau 2 giờ ,tỉ lệ chết không qúa 5%, đánh giá tôm tốt. Ngòai ra,phương pháp test PCR cần thực hiện, vì mức độ chính xác cao hơn.
6/Thả Giống:
Kích cỡ giống post 15 nếu nuôi Bán thâm canh thả nuôi ở mật độ 20 con/mét vuông, nuôi thâm canh thả mật độ 30 con/m2 ao.
7/Thức Ăn:
Dùng thức ăn công nghiệp dạng viên cho tôm ăn. Những ngày đầu bổ sung thêm cá biển hấp chín, sữa bột giàu canxi, lòng đỏ trứng gà luộc chín. Cứ 100.000 post, mỗi ngày bổ xung 300-500g cá biển hấp, 200-300g sữa, 5-10 lòng đỏ trứng.
8/Chăm Sóc:
Không thay nước, đặc biệt là trong tháng nuôi đầu.Từ tháng nuôi thứ 2 chỉ châm thêm khi nước trong ao nuôi bị thất thoát do bốc hơi. Nguồn nước thay lấy từ ao lắng qua, và được xử lí kỹ trước khi dùng.
Tháng nuôi thứ 2 trở đi trong khẩu phần thức ăn trộn thêm VitamineC lượng 1-3g/kg thức ăn.Ngoài ra dùng thêm các loại men tiêu hóa,men đường ruột.trộn vào thức ăn, kích thích tôm ăn mồi nhiều hơn.
Từ tháng nuôi thứ 2, định kỳ 10-15 ngày dùng các loại chế phẩm sinh học bón xuống đáy ao, giúp cải thiện nền đáy, duy trì hệ tảo, giảm thiều các khí độc sinh ra nơi đáy ao.
Có thể bạn quan tâm

Tôm sú thuộc loại dị hình phái tính, con cái có kích thước to hơn con đực. Khi tôm trưởng thành phân biệt rõ đực cái, thông qua cơ quan sinh dục phụ bên ngoài.

Tôm hiện là một trong những loài thủy sản nuôi nhiều nhất và đem lại lợi nhuận cao cho bà con nông dân. Tuy nhiên, bên cạnh những thành công cũng không ít nông dân phải lao đao vì tôm mắc bệnh. Để giúp bà con phòng tránh những hiểm họa trong nuôi tôm, chúng tôi xin giới thiệu một số bệnh và đưa ra cách phòng tránh chung giúp bà con phần nào hạn chế những thiệt hại có thể xảy ra

Ở tôm sú, bệnh thường hay gặp nhất, khó ngăn ngừa và điều trị là bệnh thân đỏ đốm trắng. Theo các công trình nghiên cứu, tất cả các giai đoạn phát triển của tôm đều có thể nhiễm bệnh này. Giai đoạn phát triển mạnh nhất là từ tháng nuôi đầu tiên đến tháng nuôi thứ hai trong ao nuôi tôm thịt. Gây bệnh đốm trắng ở tôm sú do một loại virus có tên khoa học Systemic Ectodermal and Mesodorma Baculoviras (SEMBV). Virus này nhiễm cảm ở một số mô của nhiều cơ quan khác nhau có nguồn gốc trung bì và ngoại bì như: mang, lớp biểu bì mô của vỏ, thần kinh, dạ dày và một số cơ quan khác trên con tôm. Trên thực tế, dù có phương pháp ngăn ngừa tốt như thế nào thì điều kiện tôm bị virus SEMBV vẫn tồn tại, đôi lúc người nuôi điều trị bằng thuốc và hóa chất cũng không ổn. Bởi vậy, việc có thể làm là ngăn chặn, tránh lây lan từ ao nuôi này sang ao nuôi khác.

Trong xử lý rong đáy nên bổ sung thêm Vitamin C vào thức ăn để giúp tôm tăng sức đề kháng, sử dụng chế phẩm sinh học để xử lý nền đáy ao.

Một cách hình tượng, có thể coi cuống mắt của tôm cùng với một vài cấu trúc nội tiết khác như một hệ thống điều tiết nước chảy từ một hồ chứa. Việc cắt cuống mắt tương tự như phá đập để lấy nước.