Kỹ thuật nuôi cá lóc trong vèo đặt trong ao

Có nhiều hình thức nuôi như trong ao, trên bạt, trong vèo đặt trong ao, đặc biệt nuôi trong vèo đặt trong ao là dễ chăm sóc, quản lý, thích hợp cho người có ít diện tích đất sản xuất.
Sau đây là một số lưu ý khi nuôi cá lóc trong vèo đặt trong ao.
Tham quan mô hình nuôi cá lóc trong vèo tại xã Hòa Hưng - Cái Bè.
Nên chọn ao ở gần nơi có nguồn nước sạch, nếu gần sông lớn để thu hoạch vận chuyển bằng ghe đục càng tốt. Diện tích ao từ 200 - 1.000m2, độ sâu ao 1.2 - 2m, mực nước trong vèo khoảng 1m.
Cải tạo ao, vét bùn, bón vôi, lấy nước vào ao, xử lý nước, căng vèo vào ao cho thẳng 4 góc vèo, đáy vèo cách đáy ao khoảng 30cm.
Cá lóc là loài cá dữ, sự tranh giành thức ăn trong ao rất lớn, cá lớn ăn cá nhỏ, nhất là tháng nuôi đầu, vì vậy sự phân đàn rất lớn sau thời gian nuôi ngắn.
Chính lý do trên, nên chọn đàn cá cùng ngày tuổi và cùng kích thước là hết sức quan trọng và quyết định năng suất sau này.
Nên chọn mua giống ở những nơi tin cậy, giống nhân tạo, có nguồn gốc rõ ràng, khỏe mạnh, không dị hình, không bị trầy sướt, không có triệu chứng bị bệnh. Con giống có chiều dài khoảng 6 - 10cm là thích hợp cho thả nuôi thương phẩm.
Mật độ thả khoảng 50 - 100 con/m3 tùy theo điều kiện đầu tư của hộ nuôi.
Tháng đầu ương trong vèo cho ăn thức ăn là cá tạp được xay nhuyễn trộn với thức ăn viên chuyên dùng cho cá lóc hiệu Afiex 40% đạm, sau một tháng nuôi phân cỡ cá cho đều đưa qua 2 - 3 vèo nuôi và chuyển sang cho ăn hoàn toàn bằng thức ăn viên loại 40% đạm.
Đây là đặc điểm nổi bật trong nuôi cá lóc hiện nay vì sử dụng thức ăn công nghiệp sẽ hạn chế ô nhiễm môi trường, dịch bệnh và hạn chế làm cạn kiệt nguồn cá tự nhiên. Định kỳ bắt cá kiểm tra để phát hiện bệnh sớm có thể xảy ra trong ao nuôi.
Nuôi hình thức này thay nước mỗi ngày khoảng 30%, sử dụng hóa chất xử lý nước; định kỳ dùng thuốc sổ giun sán cho cá nuôi.
Thời gian nuôi khoảng 4 - 5 tháng là thu hoạch cá đạt cỡ trên 700g/con. Người nuôi nên chọn mùa vụ nuôi làm sao để khi bán cá vào thời điểm từ tháng 2 - 5 để cá thương phẩm có giá bán cao.
Có thể bạn quan tâm

Trà Cú (Trà Vinh) là huyện có diện tích đất đồng láng tương đối nhiều, trên 1.200ha nằm trên địa bàn các xã Đôn Châu, Đôn Xuân và một phần của xã Đại An…. Do đặc điểm của vùng đồng láng là điều kiện giao thông khó khăn và cơ sở hạ tầng phục vụ cho thủy sản chưa được đầu tư nhiều, nên việc phát triển nuôi tôm (sú và thẻ) theo hình thức công nghiệp (thâm canh và bán thâm canh) còn rất ít, chủ yếu là nuôi quảng canh (thả lan) chiếm trên 90% diện tích.

Cá lăng chấm được xem là loài cá có giá trị kinh tế cao và là đặc sản nước ngọt hàng đầu ở miền Bắc. Loài cá quý hiếm hoang dã này vốn chỉ sống ở hệ thống sông Hồng nay đã được nuôi thử nghiệm thành công ở Quảng Ninh.

Huyện Đông Hải (Bạc Liêu) triển khai xây dựng thành công mô hình cánh đồng tôm nguyên liệu mẫu lớn tại ấp Thạnh I, xã Long Điền với tổng diện tích 37ha.

Khoảng 7 giờ sáng 25-6, người dân trong hẻm 112 Chi Lăng (phường 12, TP. Vũng Tàu) phát hiện một con cá heo nặng khoảng 70kg, dài hơn 1m mắc kẹt ở con lạch sát khu Đồi Nhái và họ đã dìu con cá này vào vũng nước trong bờ.

Từ đầu năm 2015 đến nay, do tình hình thời tiết diễn biến phức tạp, bệnh trên tôm thường xuyên xảy ra, mầm bệnh trong tự nhiên khá cao, trên 40% số mẫu nên thả nuôi tôm rất chậm. Đến nay, tổng diện tích thả giống chỉ được 4.000ha, trong đó tôm sú 458ha, tôm thẻ chân trắng 3.532ha, chỉ đạt 61% kế hoạch năm. Diện tích bị thiệt hại lên đến 834ha, chiếm 21% tổng diện tích thả nuôi.