Kỹ thuật nuôi cá lóc trong vèo đặt trong ao

Có nhiều hình thức nuôi như trong ao, trên bạt, trong vèo đặt trong ao, đặc biệt nuôi trong vèo đặt trong ao là dễ chăm sóc, quản lý, thích hợp cho người có ít diện tích đất sản xuất.
Sau đây là một số lưu ý khi nuôi cá lóc trong vèo đặt trong ao.
Tham quan mô hình nuôi cá lóc trong vèo tại xã Hòa Hưng - Cái Bè.
Nên chọn ao ở gần nơi có nguồn nước sạch, nếu gần sông lớn để thu hoạch vận chuyển bằng ghe đục càng tốt. Diện tích ao từ 200 - 1.000m2, độ sâu ao 1.2 - 2m, mực nước trong vèo khoảng 1m.
Cải tạo ao, vét bùn, bón vôi, lấy nước vào ao, xử lý nước, căng vèo vào ao cho thẳng 4 góc vèo, đáy vèo cách đáy ao khoảng 30cm.
Cá lóc là loài cá dữ, sự tranh giành thức ăn trong ao rất lớn, cá lớn ăn cá nhỏ, nhất là tháng nuôi đầu, vì vậy sự phân đàn rất lớn sau thời gian nuôi ngắn.
Chính lý do trên, nên chọn đàn cá cùng ngày tuổi và cùng kích thước là hết sức quan trọng và quyết định năng suất sau này.
Nên chọn mua giống ở những nơi tin cậy, giống nhân tạo, có nguồn gốc rõ ràng, khỏe mạnh, không dị hình, không bị trầy sướt, không có triệu chứng bị bệnh. Con giống có chiều dài khoảng 6 - 10cm là thích hợp cho thả nuôi thương phẩm.
Mật độ thả khoảng 50 - 100 con/m3 tùy theo điều kiện đầu tư của hộ nuôi.
Tháng đầu ương trong vèo cho ăn thức ăn là cá tạp được xay nhuyễn trộn với thức ăn viên chuyên dùng cho cá lóc hiệu Afiex 40% đạm, sau một tháng nuôi phân cỡ cá cho đều đưa qua 2 - 3 vèo nuôi và chuyển sang cho ăn hoàn toàn bằng thức ăn viên loại 40% đạm.
Đây là đặc điểm nổi bật trong nuôi cá lóc hiện nay vì sử dụng thức ăn công nghiệp sẽ hạn chế ô nhiễm môi trường, dịch bệnh và hạn chế làm cạn kiệt nguồn cá tự nhiên. Định kỳ bắt cá kiểm tra để phát hiện bệnh sớm có thể xảy ra trong ao nuôi.
Nuôi hình thức này thay nước mỗi ngày khoảng 30%, sử dụng hóa chất xử lý nước; định kỳ dùng thuốc sổ giun sán cho cá nuôi.
Thời gian nuôi khoảng 4 - 5 tháng là thu hoạch cá đạt cỡ trên 700g/con. Người nuôi nên chọn mùa vụ nuôi làm sao để khi bán cá vào thời điểm từ tháng 2 - 5 để cá thương phẩm có giá bán cao.
Có thể bạn quan tâm

Nuôi tôm quảng canh cải tiến theo mô hình cánh đồng tôm lớn đang được nhân rộng ở huyện Cái Nước (Cà Mau) mang lại hiệu quả cao.

Với ý chí và quyết tâm vươn lên làm giàu, nông dân Lê Hữu Mông ở khu 4, phường Long Thủy (TX. Phước Long, Bình Phước) đã thành công với mô hình nuôi rắn hổ trâu (hổ vằn). Với 40 con rắn bố mẹ, trên 200 rắn con, hàng trăm quả trứng rắn và trên 60 rắn nước, mỗi năm cho thu nhập hàng trăm triệu đồng.

Quế Trà Bồng là một trong những đặc sản được xác lập kỷ lục Châu Á. Thế nhưng, giai đoạn 2008 - 2011, nhiều địa phương ở Trà Bồng (Quảng Ngãi) “quay lưng” với cây quế để trồng các cây lâm nghiệp khác hiệu quả kinh tế cao hơn. Những năm gần đây, nhờ các chính sách 30a, 135 của Chính phủ, Trà Bồng từng bước vực dậy và phát triển cây quế...

Nhằm nâng cao giá trị kinh tế trên một đơn vị diện tích, thời gian qua, xã Nâm N’đir (Krông Nô) đã tập trung xây dựng nhiều mô hình chuyên canh, xen canh các loại cây trồng mang lại hiệu quả cao.

Chưa bao giờ giá cá tra nguyên liệu ở ĐBSCL lại dao động ở mức thấp kéo dài như hiện nay, làm người nuôi thua lỗ không còn khả năng tiếp tục sản xuấtù. Còn doanh nghiệp xuất khẩu cũng lao đao bởi giá xuất thấp, bị nhiều nước dựng rào cản kỹ thuật gây khó mở rộng thị trường.