Kỹ Thuật Nuôi Cá Bống Tượng Trong Đất

1. Cải tạo ao:
- Sên vét sình bùn còn đến đáy trơ, nơi không có nước phù sa, đáy ao còn lớp bùn loãng 0,1m.
- Nên có đầu cấp và thoát nước riêng cầng tốt.
- Bón vôi bột 7-15kg/100 m vuông ao tùy đất ao phèn nhiều ít, phơi nền đáy ao được 3-7 ngày càng tốt.- Giữ pH ổn định 7-8,3, mực nước từ 1,5-1,8m.
2. Gây nuôi thức ăn tự nhiên:
Trong ao nuôi cá bống tượng nên thả nuôi ghép cá tép làm thức ăn ở tại chỗ cho cá:
+ Ương nuôi tép ở ao nuôi cá bống tượng.
+ Ương nuôi cá sặt bướm, cá bảy màu, cá bạc đầu chung với cá bống tượng.
3. Thả giống:
Cá trước khi thả vào ao được tắm bằng nước muối 2-3g/ lít 10-15 phút hoặc formol 25ml/m khối nước, thuốc tím 20g/m khối nước 15-30 phút, nếu còn ký sinh trùng gỡ bằng tay.
4. Cho ăn:
- Nuôi ghép cá tép tạo thức ăn ở tại cỗ cho cá bống tượng.
- cá bống tượng thích ăn thức ăn tươi sống, thức ăn ương thối cá không ăn, cá có ướp chất hóa học cá thường bị bệnh, cắt thức ăn vừa cỡ cho cá ăn, bỏ ruột.
- Tùy thực tế mà tăng giảm lượng thức ăn, cho ăn thức ăn vào sàn, kiểm tra sau 1 giờ, cho cá ăn ngày 3 lần sáng, chiều và tối.
- Cỡ cá nhỏ hơn 10g/con, tỷ lệ % thức ăn so với trọng lượng cá 8-12.
- Cỡ cá 10-12g/con, tỷ lệ % thức ăn so với trọng lượng cá 6-10.
- Cỡ cá 20-50g/con, tỷ lệ % thức ăn so với trọng lượng cá 4-8.
- Cỡ cá 50-100g/con, tỷ lệ % thức ăn so với trọng lượng cá 3,5-6.
- Cỡ cá 100g/con, tỷ lệ % thức ăn so với trọng lượng cá 3-5.
** Để đạt hiệu quả kinh tế cao nên nuôi cá mè trắn dùng lam thức ăn cho cá bống tượng. Vì cá mè trắn ăn lọc chủ yếu là tảo nên chi phí sản phẩm rất thấp, chỉ cần có diện tích mặt nước lớn, gây tảo. Gây tảo bằng phân chuồng (heo, gà), phân vi sinh hoặc phân hóa học (N-P-K; Ure…).Ngoài ra nên thả nuôi cá phi vào ao nuôi cá bống tượng hoặc thả riêng để làm ngồn thức ăn có giá thành thấp.
5. Quản lý chăm sóc cá bống tượng nuôi:
- Thường xuyên thay nước sạch cho cá bống tượng, loại bỏ nước dơ: nếu sử dụng nước thủy triều thì khi nước ròng 2/3 sông chênh lệch nước ao và sông lớn, rút bộng ra nước chảy mãnh thải các chất dơ từ đáy ao ra sông. Khi nước lớn 2/3 sông, lấy nước mới vào, nước sông lớn đã hòa loãng giảm độ dơ, lấy nước sạch vào ao, kích thích cá phat triển. cá bống tượng nuôi ở nước tốt lớn nhanh hơn nước xấu, nuôi ở nước lưu thông lớn nhanh hơn nước tĩnh 24-29% và nước lưu thông nhiều nuôi mật độ càng cao.
- Đảm bảo chất lượng thức ăn là động vật cho cá bống tượng là tươi, không ướp hóa chất, số lượng cho ăn đủ, không để thức ăn dư.
- Tạo điều kiện cho cá bắt mồi liên tục, ngày và đêm: cá thường sống ở đáy làm thức ăn tự nhiên cho cá hoặc đưa cá sống từ đáy ao sang mé ao, bằng tạo mé cỏ tối nước nước dầy ở từng đoạn mương ao (thả lục bình ở nơi yên tĩnh). Khi cá đã sống ở mé ao, cá giảm bệnh, cá tép con ban ngày trú vào rong cỏ sẽ làm mồi ăn trực tiếp cho cá bống tượng. Nuôi cá bống tượng mà cá không có đớp mồi ban ngày là điều kiện sống ở ao mương chưa tốt.
- cá bống tượng là cá dữ nhưng nhát, ban ngày nằm sát đáy ao, hay hốc nên dễ bệnh ký sinh trùng (mỏ neo, rận cá,...) làm cá chậm lớn. Dùng lá xoan bó thành bó treo ở đầu cống nước ra vào hoặc dùng Dipterex liều lượng 0,7-10g/m khối nước tắm cá 10-15 phút, sau đó cho nước mới vào, cứ 3 ngày làm một lần đến khi cá hết bệnh.
- Nuôi cá bống tượng ở ao nếu tạo điều kiện cho cá ăn và nước tốt, lưu thông thì cá lớn như nuôi ở bè, cá ít bệnh so với bè.
Có thể bạn quan tâm

Ao nuôi Diện tích 1.000m2.Ao được thiết kế hình vuông, chữ nhật, sâu từ 1.2-1.5m có cống cấp và thoát nước chủ động, bờ ao cao 60cm, chắc chắn, không rò rỉ. Ao được cải tạo: đáy ao được đào nghiêng về phía cống thoát (Nếu sử dụng ao cũ, nên nạo vét chỉ dữ lại lớp bùn từ 20-30cm) rải vôi cải tạo 10-15kg/100m2 phơi đáy ao vài ngày trước khi thả cá.

Hiện nay, nơi sản xuấtchỉ đếm được trên đầu ngón tay, nên sản phẩm tạo ra không có sự cạnh tranh. Song song với sự độc nhất vô nhị của sản phẩm Bống Tượng. Kế đến là kỹ thuật sinh sản nhân tạo cá Bống Tượng nếu ứng dụng quy trình đơn thuần, thì tỷ lệ sống rất thấp < 5%.

Từ lâu, cá bống tượng luôn được ưa chuộng vì chất lượng thịt rất cao. Tuy nhiên nhiều năm qua loài cá này chỉ được khai thác chủ yếu từ đánh bắt tự nhiên.

Bống tượng là loài cá bản địa ở Đồng bằng Sông Cửu Long, thế nhưng khoảng 5 năm trở lại đây hầu như vắng bóng trên thị trường, thỉnh thoảng mới thấy xuất hiện ở chợ dưới dạng đơn lẻ vài cá thể do ngư dân đánh bắt được trên sông rạch.

Nhờ năng động phát triển kinh tế, anh Nguyễn Đức Thuận ở thôn Tân Tiến, xã Tiến Dũng (Yên Dũng) đã biến khu đồng trũng cấy lúa một vụ không ăn chắc thành trang trại nuôi ba ba có thu nhập vài trăm triệu đồng mỗi năm.