Trang chủ / Cá nước ngọt / Cá lóc

Kỹ Thuật Nhân Giống Cá Lóc Đen

Kỹ Thuật Nhân Giống Cá Lóc Đen
Ngày đăng: 24/12/2013

Tại khu vực ĐBSCL, kỹ thuật nhân giống cá lóc bằng cách dùng kích thích tố sinh sản đang được nông dân ứng dụng khá rộng rãi. Hiệu quả thu được từ nguồn giống này khá lớn: cứ 100% cá mẹ sinh sản, thu được 70 - 80% cá giống. Qua nghiên cứu cho thấy, yếu tố quyết định thành công là khâu chọn, nuôi vỗ cá bố mẹ và sử dụng kích thích tố đúng liều lượng.

Chọn và nuôi vỗ cá bố mẹ

Nên chọn cá bố mẹ có trọng lượng trung bình 0,3 - 0,8kg trong tự nhiên rồi tiếp tục nuôi vỗ thành thục sinh dục cá trong điều kiện nuôi ở lồng đặt trong ao đất có kích thước 2 x 2,5 x 2m và mật độ thả nuôi là 10 con/m2. Trong thời gian nuôi vỗ, nguồn thức ăn được sử dụng là cá biển và cá tạp nước ngọt, với khẩu phần ăn dao động từ 1,5-2% trọng lượng cá/ngày (2 lần/ngày).

Quá trình nuôi vỗ được định kỳ kiểm tra 30 ngày/lần, nhằm xác định độ chín muồi của tuyến sinh dục và sự phát triển về kích thước trứng.

Việc chọn cá bố mẹ thành thục để tham gia vào sinh sản nhân tạo là yếu tố quyết định đến kết quả sản xuất. Nếu chỉ dựa vào các biểu hiện bên ngoài để xác định cá lóc có tuyến sinh dục thành thục tốt hoặc không tốt là rất khó. Vì vậy, khi cho cá đẻ, tiêu chuẩn kỹ thuật cần thiết là cá đực phải có hình dáng thon, đầu nhỏ, lỗ sinh dục cách xa lỗ hậu môn và có màu hơi đỏ.

Cá cái phải có bụng to, tròn đều, mềm vừa phải, dùng que thăm trứng thấy trứng có màu vàng tươi, kích thước trứng dao động từ 1,26 - 1,6mm, nhân có xu hướng chuyển cực.

Sử dụng kích thích tố sinh dục

Có thể sử dụng não thuỳ cá chép hoặc sử dụng hormon HHG. Hiệu quả sử dụng của 2 loại kích thích tố này tương đương nhau (100% cá sinh sản, tỉ lệ thụ tinh trên 92%, tỉ lệ nở trên 66%). Sự khác biệt giữa 2 loại này là ở giá cả thị trường và sự tiện lợi trong quá trình sử dụng.


Có thể bạn quan tâm

Một Số Biện Pháp Kỹ Thuật Nuôi Cá Lóc Trong Mùa Lũ Một Số Biện Pháp Kỹ Thuật Nuôi Cá Lóc Trong Mùa Lũ

Sau cá tra, ba sa thì cá lóc là đối tượng nuôi khá phổ biến trong bà con nông dân, nhất là trong mùa nước nổi như hiện nay. Bởi vì cá lóc dễ nuôi, chúng ăn tạp nên mùa nước nổi này bà con có thể tận dụng nguồn cá tạp, ốc cua làm nguồn thức ăn để nuôi cá lóc và cho hiệu qủa cao.

15/02/2014
Kỹ Thuật Nuôi Cá Lóc Công Nghiệp Trong Vèo Lưới Kỹ Thuật Nuôi Cá Lóc Công Nghiệp Trong Vèo Lưới

Lối vào đã rợp bóng mát của hàng cây so đủa mà chị trồng để cải tạo đất và lấy lá để nuôi dê. Nhưng điều làm tôi thật sự chú ý lại là những vèo lưới lớn, nhỏ đủ cở được giăng dưới những ao mà trước đây là nơi nuôi cá lóc công nghiệp.

17/02/2014
Kỹ Thuật Nuôi Cá Lóc Bằng Thức Ăn Công Nghiệp Kỹ Thuật Nuôi Cá Lóc Bằng Thức Ăn Công Nghiệp

Những năm gần đây, nông dân Bến Tre đã nuôi cá lóc nhưng còn nhỏ lẻ. Cá nuôi dễ mắc bệnh, tốn nhiều công lao động, giá thành cao, lợi nhuận thấp. Để khắc phục tình trạng trên, nông dân nên nuôi cá bằng thức ăn công nghiệp để đạt hiệu quả cao.

15/03/2014
Mô Hình Nuôi Cá Lóc Trong Bể Lót Bạt Mô Hình Nuôi Cá Lóc Trong Bể Lót Bạt

Sở Khoa học và Công nghệ An Giang vừa nghiệm thu mô hình nuôi cá lóc trong bể lót bạt bằng thức ăn công nghiệp và bán công nghiệp, hạ giá thành sản xuất, góp phần bảo vệ môi trường, nâng cao thu nhập cho người nuôi cá.

15/03/2014
Cách Nuôi Cá Lóc Bông Cách Nuôi Cá Lóc Bông

Tính bình quân mỗi năm, lão nông Nguyễn Văn Ký, 73 tuổi, ấp 3, xã Phú Minh, huyện Tam Nông (Đồng Tháp) có thể kiếm được khoảng 100 triệu đồng từ việc bán con giống cá lóc bông, hiệu quả hơn hẳn làm lúa.

15/03/2014