Kỹ Thuật Cho Cam Sành Ra Trái Nghịch Mùa

Gia đình chú Sáu Mừng (Châu Thành, Tiền Giang) có 0,8 ha chuyên canh cây cam sành. Để có thu nhập cao trong quá trình sản xuất chú luôn mày mò nghiên cứu, học hỏi kinh nghiệm của người khác để áp dụng cho mảnh vườn của gia đình mình. Sau nhiều năm chuyên canh cây cam sành chú đã rút tỉa cho mình được rất nhiều kinh nghiệm, trong đó có việc xử lý điều khiển cho cây cam sành ra trái nghịch mùa để bán được giá cao.
Trao đổi với chúng tôi chú cho biết: Trong điều kiện tự nhiên ở vùng chú cây cam sành thường ra bông rộ vào khoảng tháng 2 âm lịch và cho trái rộ vào khoảng tháng 9 âm. Do là chính vụ nên lượng cam trên thị trường rất nhiều, giá bán rẻ. Để khắc phục tình trạng “dội chợ” vào tháng 9, chú đã điều khiển cho cây cam cho thu hoạch trái rộ vào khoảng tháng 2 âm lịch.
Cách làm của chú như sau: Vào khoảng tháng 6 âm lịch khi trên cây vẫn còn một ít trái chú ngưng tưới nước khoảng nửa tháng (chú gọi là xiết nước), đồng thời ngưng bón phân, đề phòng khi đang xiết nước mà gặp mưa thì cây vẫn không ra đọt mới. Sau khi ngưng tưới nước nửa tháng thì tiến hành bón phân với số lượng như sau: một bao phân urea trộn đều với một bao NPK (loại 20-20-0), một bao phân bón đầu trâu AT1, và một bao phân sinh hóa hữu cơ Green field 555 (loại 50 kg/bao).
Số phân này rải đều cho toàn bộ mảnh vườn (khoảng 1.800 cây), bón phân xong tưới nước cho phân tan và ngấm dần xuống đất. Sau khi bón phân tưới nước khoảng 7 - 10 ngày thì cây bật tược non và ra bông. Từ khi cây có bông, cứ khoảng một tháng rưỡi lại bón bổ sung phân cho cây một lần, mỗi lần một bao NPK (loại 20-20-15). Tưới giữ ẩm cho đất vườn thường xuyên.
Làm cách này thì vào khoảng tháng 2 âm lịch sẽ cho trái bán, do lúc này là mùa nghịch nên cam có giá rất cao (có khi cao gấp 3 - 4 lần lúc chính vụ). Tuy năng suất của vụ nghịch có thấp hơn chính vụ, nhưng bù lại giá bán cao nên vườn cam thường cho thu nhập cao gấp đôi vụ chính
Có thể bạn quan tâm

Các thực nghiệm nghiên cứu bón phân vô cơ cho cây cam đều khẳng định cây cam cần các chất dinh dưỡng đa lượng N, P, K và các chất trung vi lượng như canxi, ma nhê, kẽm, bo, môlípđen, đồng thời cây cam thích nghi trong điều kiện đất có độ pH từ 5 - 6,5 tầng đất dày trên 1m và mạch nước ngầm sâu, đất dễ thoát nước.

Trên cơ sở những kết quả nghiên cứu nông học của các viện, Trường Đại học Nông nghiệp, các trung tâm khuyến nông trong nước đã xác định trung bình 1 tấn quả cam tươi chín, cây cam cần: 1.773g N; 506g P2O5; 3.194g K2O; 367g MgO; 1.009g CaO; 142g S, 3g Fe; 0,8g Mn; 1,4g Zn; 0,6g Cu; 2,8g B.

Thời kỳ kiến thiết (1-4 năm): Bón tập trung 1 đợt vào tháng 12 hoặc tháng 1 với lượng phân 20 - 25kg phân hữu cơ + 0,2kg sun phát đạm + 0,5kg super lân + 0,2kg kali sun phát.

Giám sát về đêm của các nhà khoa học tại Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) đã xác nhận rằng, những con sâu phàm ăn ở Tây Bắc Thái Bình Dương chính là thủ phạmẩn sau sự biến mất của các loại thuốc trừ sâu trên cánh đồng được sử dụng để kiểm soát những con sên tham ăn.

Điều chỉnh pH của nguồn nước là rất quan trọng đối với lượng dinh dưỡng sẵn có tối đa. Hiếm khi có nguồn nước, thậm chí từ giếng, hoàn toàn phù hợp