Kỹ Thuật Chăn Nuôi Vịt Con

Chăm sóc vịt theo từng giai đoạn
Vịt con từ 1 - 3 ngày tuổi
Ngày đầu có thể cho vịt tập ăn bằng bột bắp hoặc tấm, cho vịt uống nước có pha Vime C Electrolyte, B.complex C, Vimevit Electrolyte. Nhu cầu về nước uống của vịt từ 1 - 7 ngày tuổi là 120 ml/con/ngày. Từ ngày thứ hai trở đi có thể sử dụng thức ăn hỗn hợp dùng cho vịt con.
Có thể phòng bệnh dịch tả cho vịt lúc 3 ngày tuổi. Tuy nhiên những nghiên cứu gần đây cho thấy việc phòng bệnh sớm có đáp ứng miễn dịch thấp và có thể gây trung hòa kháng thể do mẹ truyền (ở vịt mẹ có tiêm phòng vacxin).
Vịt con từ 4 - 10 ngày tuổi
Nếu nuôi vịt thịt có thể tập thêm cho vịt ăn những thức ăn như rau xanh trộn lẫn với cơm.
Thức ăn bổ sung đạm: Bột cá lạt, phân tôm. Chú ý phân tôm có hàm lượng muối rất cao, sử dụng quá nhiều trong khẩu phần vịt có thể ngộ độc muối. Những ngày đầu chỉ cho tắm 5 - 10 phút sau đó tăng dần lên và từ ngày thứ 10 trở đi cho vịt xuống nước tự do.
Tiêm phòng vacxin dịch tả vịt đông khô TW2 lúc vịt 7 ngày tuổi.
Vịt con từ 11 - 20 ngày tuổi
Nếu có điều kiện nên cho vịt ăn thức ăn hỗn hợp. Khi vịt được 15 ngày tuổi nên cho ăn hai lần kết hợp chăn thả ngoài đồng để cho vịt kiếm thêm thức ăn. Nếu cho vịt ăn đơn thuần là tấm, cám trong giai đoạn này cần bổ sung thêm chất đạm như tôm, cua, cá nhỏ, ốc, hến...
Ngày thứ 20 trở đi có thể tập cho vịt ăn lúa. Tiêm phòng vacxin phòng bệnh dịch tả vịt lần 2 lúc vịt 21 ngày tuổi sử dụng vacxin Kapevac hoặc dịch tả đông khô TW2 tiêm dưới da.
Vịt từ 30 - 80 ngày tuổi
Sau 30 ngày tuổi vịt ăn lúa được và có khả năng tự kiếm mồi, lúc này vịt có thể cho chạy đồng. ở các giống vịt thịt, ngày tuổi thứ 80 là thời điểm thích hợp nhất để bán thịt.
Vệ sinh phòng bệnh
Vệ sinh thú y trong giai đoạn nuôi vịt con rất quan trọng. Trước khi thả vịt cần nạo vét sạch chất độn chuồng cũ, phun các thuốc sát trùng chuồng trại và dụng cụ như Vimekon (100gr Vimekon + 20 lít nước) hoặc Vime - Protex (1 lít Vime - Protex + 200 lít nước), sát trùng nước uống bằng Vime - Iodine (10ml Vime - Iodine + 20 lít nước).
Trong thời gian úm vịt nên thường xuyên thay đổi chất độn chuồng hoặc rải thêm trấu hàng ngày, phun xịt thuốc sát trùng định kỳ 3 ngày/lần khi xung quanh có dịch bệnh và 7 - 10 ngày/ lần trong điều kiện bình thường.
Có thể bạn quan tâm

Trong hai năm gần đây, Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư Quốc gia đã cùng với Trung tâm Khuyến nông các tỉnh, Viện Chăn nuôi tổ chức triển khai thí điểm mô hình nuôi vịt thịt và vịt sinh sản an toàn sinh học (ATSH) tại một số tỉnh phía Nam. Kết quả cho thấy tất cả các mô hình đều đảm bảo an toàn dịch bệnh, nhất là dịch cúm gia cầm. Điều quan trọng là qua kết quả này đã làm bật ra được ưu thế của mô hình chăn nuôi vịt ATSH, đặc biệt đối với vịt thịt.

Chăn nuôi vịt - ngan hiện nay ở nông thôn chủ yếu theo hình thức thả đàn gồm các giống sau: Vịt siêu thịt, vịt Kỳ Lừa, vịt Anh Đào, vịt Super.

Trong nghề nuôi vịt sinh sản, việc chọn con cái lúc mới nở để làm giống rất có ý nghĩa kinh tế đặc biệt là nuôi vịt giống tốt, phẩm cấp giống cao.

Bệnh phù đầu còn gọi là bệnh dịch tả vịt, do vi-rút thuộc nhóm Herpes gây ra. Bệnh này có đặc điểm là tốc độ lây lan nhanh, tỉ lệ chết cao (70%-90%). Dấu hiệu biểu hiện của bệnh là đột nhiên ủ rũ, bỏ ăn, phân lỏng nhiều màu sắc (xanh, vàng, trắng có lẫn máu), đầu sưng, lỗ huyệt lòi.

Những năm qua, người dân đồng bằng châu thổ Cửu Long Giang, nhất là vùng Đồng Tháp Mười và khu Tứ giác Long Xuyên, không ai còn lạ gì với nghề nuôi vịt chạy đồng. Sau từng mùa vụ lúa ĐX và HT, trên những cánh đồng ở miền Tây Nam bộ mới vừa thu hoạch lúa xong là có nhiều đàn vịt (từ hàng trăm đến hàng ngàn con vịt) đưa mỏ rút rỉa vào từng gốc rạ, đống rơm để tìm những hạt lúa rơi rụng. Theo nhiều người nuôi vịt chạy đồng ở Đồng Tháp cho biết: Nghề nuôi vịt chạy đồng rất vất vả và cực nhọc. Người nuôi phải chịu cảnh ăn bờ, ngủ bụi, lăn lóc gió mưa, sương nắng và mỗi chuyến chạy đồng phải xa nhà cả tháng. Nếu người nuôi cần cù chăm sóc, áp dụng đúng quy trình kỹ thuật trong chăn nuôi và phòng ngừa bệnh cho vịt kịp thời, cho vịt ăn no đủ ..., sau khoảng trên dưới 3 tháng tuổi, tỷ lệ hao hụt do vịt chết từ 15% - 20%/tổng đàn vịt thì vẫn có lời. Tùy theo người nuôi ít hay nhiều, có người lời từ 1 - 2 triệu đồng đến vài chục triệu đồng.