Kỹ Thuật Chăn Nuôi Heo Sau Cai Sữa Và Heo Thịt

Heo con sau cai sữa (từ 28 - 60 ngày) cần sự chăm sóc hết sức đặc biệt của người chăn nuôi vì đây là giai đoạn heo con phải tách rời khỏi mẹ và sống độc lập.
Trong vòng 20 ngày đầu sau khi cai sữa, heo con phải tự lấy dinh dưỡng để nuôi cơ thể, trong khi sức đề kháng của heo con kém, nhạy cảm với ngoại cảnh, dễ nhiễm bệnh tật, nhất là bệnh đường tiêu hóa.
Đây là giai đoạn hết sức quan trọng để đảm bảo tỉ lệ sống của heo con cao (ít nhất là 96%), heo con có tốc độ sinh trưởng và phát dục nhanh (500 - 600g/ngày), đặc biệt phát triển tốt các tổ chức như xương, cơ bắp và bộ máy tiêu hóa… Theo các chuyên gia nông nghiệp của Công ty cổ phần GreenFeed Việt Nam, người chăn nuôi cần chú ý cách thức chăm sóc heo con đúng cách trong giai đoạn đăc biệt này.
Tiêu chuẩn ăn cho heo con sau cai sữa
Đối với heo con trên 5kg, nhu cầu sử dụng các chất dinh dưỡng gồm: Prôtêin thô (20%), canxi (0,9%), phốt pho (0,45%), lyzin (1%), methionin (0,5%), chất béo (4%), chất xơ (5%) và muối (0,5%). Về khẩu phần ăn, lượng thức ăn tăng bình quân từ 50 - 100g dần lên tương ứng với số tuần tuổi của heo con: Heo 5 tuần tuổi cần 300g lượng thức ăn/con/ngày, heo 6 tuần tuổi cần 350g thức ăn/con/ngày, heo 7 tuần cần 450 g thức ăn/con/ngày, tăng dần lên đến heo 10 tuần tuổi.
Về số bữa ăn, nên cho heo con ăn từ 5-6 bữa /ngày, cho ăn đúng giờ và uống nước tự do.
Chăm sóc thú y đối với heo con sau cai sữa
Heo con cần được chăm sóc rất cẩn thận sau cai sữa để đảm bảo không bị nhiễm các căn bệnh nguy hiểm: Tiêm vaccin dịch tả heo (35 ngày tuổi), tiêm vaccin tụ dấu (55 - 60 ngày tuổi), tiêm vaccin LMLM (60 - 70 ngày tuổi, nếu cần). Lưu ý tẩy giun sán cho heo con bằng các loại thuốc dễ tẩy và ít gây độc.
Chuồng trại cho heo con sau cai sữa và phân lô, phân đàn
Chuồng nuôi có kích thước khoảng 1,5 x 2m, sàn cách mặt đất 30 - 40cm, vách ngăn cao 60cm, khoảng cách chắn song 5cm. Heo con cần uống nước qua vòi tự động cao 25cm từ mặt sàn, ăn trong máng ăn bằng gang tròn có 5 ngăn, hoặc dùng máng dài 1,4m, rộng 15cm. Nhiệt độ chuồng nuôi từ 28 – 320C, ẩm độ 65 - 70%.
Lưu ý trước khi phân đàn cần cho heo con làm quen với nhau để tránh tình trạng heo con cắn xé lẫn nhau. Mỗi đàn nên có từ 15-20 con, có độ tuổi và trọng lượng bằng nhau.
Sau giai đoạn heo con cai sữa, người chăn nuôi sẽ phải thay đổi khẩu phần ăn cho heo để nuôi được heo thịt tăng trọng nhanh và cho chất lượng thịt tốt nhất (có tỉ lệ nạc trên 50%), vì vậy cần đảm bảo chế độ dinh dưỡng hợp lý để heo có thể tăng trọng 600-700g/ngày, tiêu tốn thức ăn thấp, tốn ít công chăm sóc nuôi dưỡng.
Kỹ thuật chăm sóc
Ngày cho heo ăn 3-4 bữa vào các thời gian 6 giờ sáng, 11 giờ, 17 giờ, hoặc 20 giờ. Khoảng 2-3 ngày thì tăng dần lượng thức ăn, cho heo ăn hết khẩu phần (nên dùng máng ăn tự động). Chú ý cọ rửa máng sạch sẽ trước khi cho heo ăn và thường xuyên có nước sạch cho heo.
Công ty cổ phần GreenFeed Việt Nam vừa giới thiệu sản phẩm thức ăn mới đặc biệt có thương hiệu MediFeed dành cho heo sau cai sữa đến 30kg. Đây là loại thức ăn mang tính chuyển biến lớn cho đàn heo, cân bằng tối ưu các dưỡng chất, nguyên liệu được lựa chọn kỹ, giúp phòng bệnh cho heo khỏe và nhanh phục hồi sức khỏe cho heo bệnh.
Các ưu điểm của MediFeed
Phòng bệnh, tăng cường sức đề kháng cho heo sau cai sữa và ở tất cả các giai đoạn.
Giúp kiểm soát và phòng ngừa bệnh viêm phổi do Mycoplasma và hạn chế hội chứng PRRS, viêm khớp và bệnh lý heo.
Mang lại hiệu quả tối ưu với các kháng sinh phổ tác dụng rộng trên vi khuẩn G-, G+ gây ra các bệnh về đường tiêu hóa và hô hấp.
Cách thức sử dụng MediFeed:
- Không cần pha trộn với các thực liệu khác.
- Cung cấp đầy đủ nước sạch, mát cho heo.
- Bảo quản nơi khô mát, tránh ẩm ướt và ánh sáng trực tiếp.
- Lưu ý: Ngừng cho heo sử dụng MediFeed trước 7 ngày giết thịt.
Có thể bạn quan tâm

Đây là bệnh truyền nhiễm của heo con, chủ yếu heo con sau cai sữa. Đặc trưng của bệnh là xảy ra đột ngột, tuần hoàn ngoại vi của cơ thể bị trở ngại làm cho các vùng ngoại biên của cơ thể có màu tím tái (chót tai, chân...), ứ nước ở mí mắt, viêm khớp. Bệnh chỉ xảy ra lẻ tẻ và giới hạn trong phạm vi của trại.

Ông Đỗ Văn Chức, nông dân ấp Tân Vọng (xã Vọng Thê, Thoại Sơn - An Giang), cho biết: Với diện tích chuồng 500 m2, mỗi năm gia đình ông nuôi từ 13 – 20 con heo nái đẻ và từ 8 – 10 con heo nái hậu bị. Số lượng heo con đẻ ra khoảng 200 con/năm, gia đình ông giữ lại nuôi heo thịt.

Ông Hùng cho biết: Nhu cầu thịt chất lượng cao của xã hội ngày càng lớn. Chẳng thế mà nhiều người thường tìm món thịt thú rừng để tận hưởng. Heo lai heo rừng thả rông chất lượng thịt không thua kém thịt heo rừng là mấy. Tuy nhiên, kiếm đực giống không dễ. Sắp tới, trang trại sẽ thử nghiệm việc thả heo nái mẹ đến kỳ động đực vào rừng để phối giống với heo rừng, có người giám sát. Nếu cách này thành công sẽ nâng tổng đàn heo ở trang trại lên hàng trăm con.

Nhập lợn giống từ các cơ sở chăn nuôi an toàn. Lợn mới mua về phải nuôi cách ly ít nhất 3 - 4 tuần lễ, không có dấu hiệu lâm sàng của bệnh tai xanh cũng như các bệnh truyền nhiễm khác mới cho nhập đàn.

Viêm khớp là yếu tố gây què ở lợn. Các yếu tố khác gây què ở lợn gồm liên quan đến mất cân bằng dinh dưỡng hoặc thiếu chất, những tổn thương ở chân do chấn thương, hình thành không đúng và thoái hóa xương và các thay đổi khớp. Bệnh viêm khớp do nhiễm trùng khớp và các mô bao quanh bởi vi khuẩn (Streptococcus suis, E. Coli, Staphylococcus…) và Mycoplasma.