Kỷ niệm 70 năm ngày thành lập ngành NN&PTNT

Bí thư Tỉnh ủy - Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đình Sơn, Chủ tịch UBMTTQ tỉnh Từ Văn Diện, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Thị Nữ Y, lãnh đạo tỉnh và ngành NN&PTNT Hà Tĩnh qua các thời kỳ cùng tham dự buổi lễ.
Ngày 14/11/1945 Hội đồng Chính phủ ra quyết định thành lập Bộ Canh nông và Bộ Giao thông - Công chính.
Suốt 70 năm, trải qua bao biến cố lịch sử của hai cuộc chiến tranh khốc liệt, những năm đầu thời kỳ đổi mới với nhiều lần tách nhập, ngành NN&PTNT từ một nền nông nghiệp lạc hậu đã từng bước vươn tới một nền sản xuất hàng hoá quy mô lớn, hội nhập và trở thành lĩnh vực kinh tế đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân.
Nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Ký:
Hiệp định TPP vừa được thông qua sẽ là cơ hội lớn mở rộng thị trường, nhưng cũng là thách thức về năng lực cạnh tranh đối với sản phẩm nông nghiệp.
Ngành NN&PTNT Hà Tĩnh cần chủ động tham mưu cho Tỉnh ủy, UBND tỉnh có giải pháp đáp ứng tình hình mới..
Cùng chung với ngành NN&PTNT cả nước, nông nghiệp, nông thôn Hà Tĩnh cũng đã có những bước phát triển khá toàn diện.
Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản (theo giá hiện hành) năm 2015 ước tính đạt 17.406 tỷ đồng, tăng 300,2% so với năm 2006 và tăng 49,8% so với năm 2011.
Tốc độ tăng trưởng bình quân toàn ngành đạt 5,46%/năm (vượt 65% mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII đề ra).
Giá trị sản xuất trên đơn vị diện tích bình quân đạt trên 70 triệu đồng/ha.
Sản lượng lương thực đạt trên 51 vạn tấn.
Tái cơ cấu ngành chuyển dịch theo hướng tích cực, một số sản phẩm nông nghiệp hàng hóa chủ lực phát triển đột phá theo hướng hiện đại, hình thành rõ mô hình tăng trưởng mới.
Chương trình MTQG xây dựng NTM ngày càng đi vào chiều sâu, được Trung ương đánh giá là điểm sáng của cả nước.
Nguyên Giám đốc Sở NN&PTNT Đào Văn Tinh: Những thành tựu rực rỡ của ngành nông nghiệp trước hết là nhờ vào sự quan tâm, lãnh đạo của Trung ương Đảng, Bác Hồ và BCH Đảng bộ Hà Tĩnh qua các thời kỳ trong việc ưu tiên nguồn lực, cơ chế chính sách nông nghiệp...
Ghi nhận những đóng góp to lớn đó, ngành NN&PTNT Hà Tĩnh đã được Đảng, Nhà nước tặng thưởng nhiều phần thưởng cao quý như: Huân chương Lao động hạng 3, hạng 2, hạng Nhất; Huân chương Độc lập hạng 3…
Phát biểu tại buổi lễ, Bí thư Tỉnh ủy - Chủ tịch Lê Đình Sơn chúc mừng những kết quả đạt được của toàn ngành trong suốt quá trình lịch sử 70 năm qua.
Nhắc lại quá trình phát triển của ngành, Bí thư Tỉnh ủy - Chủ tịch UBND tỉnh khẳng định: Đảng bộ và nhân dân Hà Tĩnh với truyền thống anh hùng cách mạng đã luôn tiên phong trong đổi mới phát triển kinh tế.
Xác định nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, BCH Đảng bộ tỉnh qua các thời kỳ đã có nhiều chủ trương, chính sách, nghị quyết quan trọng nhằm thúc đẩy sản xuất, đổi mới toàn diện nông nghiệp, nông thôn và xây dựng NTM.
Đặc biệt, trong giai đoạn 2011- 2015, Hà Tĩnh đã tập trung cao lãnh đạo, chỉ đạo, huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc cho mặt trận nông nghiệp, nông thôn, nông dân; chủ động triển khai chủ trương tái cơ cấu nông nghiệp; tích cực xây dựng NTM.
Cùng với đó là sự kế thừa, nỗ lực không ngừng của tập thể toàn ngành, sự cần cù, chịu khó của hàng vạn người nông dân đóng góp vào phát triển KT-XH, cải thiện đời sống của nhân dân, đảm bảo an sinh và ổn định chính trị xã hội ở nông thôn.
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII đặt ra nhiều mục tiêu lớn, trong đó đề ra “phát triển mạnh công nghiệp và dịch vụ, gắn với nền nông nghiệp công nghệ cao, quy mô lớn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa”.
Trước bối cảnh hội nhập, Bí thư Tỉnh ủy - Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị ngành NN&PTNT Hà Tĩnh tiếp tục tham mưu, chỉ đạo thực hiện tái cơ cấu gắn với xây dựng NTM.
Ưu tiên tối đa các sản phẩm tiềm năng, lợi thế (đặc biệt là ven đồi, ven biển) để phát triển bền vững.
Tập trung cao nhất cho đổi mới mô hình tăng trưởng, đẩy mạnh ứng dụng KHCN trong nông nghiệp.
Nghiên cứu đổi mới cơ chế chính sách và tư duy cho đội ngũ cán bộ ngành NN&PTNT.
Quan tâm hạ tầng gắn với biến đổi khí hậu và bảo vệ rừng.
Nâng cao quản lý nhà nước trên các lĩnh vực, thực hiện thành công nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nước giao phó.
Lãnh đạo tỉnh trao tặng cho tập thể Sở NN&PTNT bức trướng với dòng chữ: “Đoàn kết, sáng tạo, hội nhập, phát triển bền vững”
Bí thư Tỉnh ủy - Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đình Sơn trao bằng khen của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT cho tập thể Sở NN&PTNT và các cá nhân có thành tích xuất sắc trong sự nghiệp phát triển NN&PTNT
Nhân dịp này, Bí thư Tỉnh ủy - Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đình Sơn, Chủ tịch UBMTTQ tỉnh Từ Văn Diện, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Thị Nữ Y đã trao bức trướng của Tỉnh ủy- HĐND - UBND - UBMTTQ tỉnh Hà Tĩnh tặng cho tập thể Sở NN&PTNT với dòng chữ:
“Đoàn kết, sáng tạo, hội nhập, phát triển bền vững”; Bí thư Tỉnh ủy - Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đình Sơn trao bằng khen của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT cho tập thể Sở NN&PTNT và các cá nhân có thành tích xuất sắc trong sự nghiệp phát triển NN&PTNT.
Có thể bạn quan tâm

Ông Nguyễn Thế Vũ, Phó Chi cục trưởng Chi cục Nuôi trồng thủy sản thuộc Sở NN-PTNT Bình Định, cho biết: Tình trạng hạn hán kéo dài từ đầu năm đến nay đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến lĩnh vực nuôi trồng thủy sản nước ngọt; nguồn nước tại các ao, hồ, sông, suối trên địa bàn tỉnh bị khô kiệt đã làm cho diện tích nuôi cá bị thu hẹp đáng kể. Đến nay, toàn tỉnh mới thả nuôi được gần 720 ha diện tích cá nước ngọt, chỉ bằng 33,6% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó, nuôi cá trong các hồ chứa nước 605 ha, nuôi cá trong ao lót bạt 10,4 ha. Ngoài ra, việc nuôi cá lồng trong các hồ chứa cũng sụt giảm, thể tích lồng nuôi cá nước ngọt chỉ đạt 7.600m3, bằng 64,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Đáng chú ý, do nguồn nước bị khô kiệt, việc duy trì sản xuất, bảo vệ đàn cá giống bố mẹ tại Trạm Thực nghiệm nuôi trồng thủy sản Mỹ Châu đang hết sức khó khăn.

Theo đánh giá của cơ quan chức năng thì mô hình nuôi cá ao tự nhiên ở huyện Bến Cầu (Tây Ninh) đang phát triển, được nhiều nông dân hưởng ứng và muốn nhân rộng. Thế nhưng, bên cạnh hiệu quả đem lại thì bà con nuôi cá đang phải đối mặt với nỗi lo canh cánh về đầu ra sản phẩm.

Sau 2 năm triển khai dự án “Ứng dụng kỹ thuật sản xuất giống ốc hương tại Quảng Ngãi”, Trung tâm Giống thuỷ sản Quảng Ngãi đã sản xuất thành công ốc hương giống, góp phần cung cấp nguồn ốc giống đảm bảo chất lượng cho người nuôi trong và ngoài tỉnh.

Trong bối cảnh dịch bệnh đang hoành hành trên đàn gia súc, gia cầm thì chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học (ATSH) được xem là giải pháp hữu hiệu, không những giúp người chăn nuôi bảo vệ được gia cầm của gia đình mà còn bảo đảm được vệ sinh môi trường và vệ sinh an toàn thực phẩm.

Đu đủ là loại cây trồng quen thuộc của người dân nông thôn. Nhưng không có nhiều người biết đu đủ là loại cây trồng có thể “đổi đời” cho một số hộ nông dân. Trường hợp như gia đình anh Nguyễn Văn Mít, ở xã Tân Bình, huyện Tân Biên (Tây Ninh) là một thí dụ. Với trình độ văn hoá chỉ mới lớp 7, anh Nguyễn Văn Mít gặp rất nhiều khó khăn trong việc tìm một nghề để mưu sinh.